Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga

Văn Đỉnh
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố sẽ đưa thiết bị quân sự robot có khả năng tác chiến độc lập trực tiếp tham gia chiến đấu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga. Trong hình: Tàu ngầm Poseidon.
Những thiết bị quân sự ‘biết tư duy’ mới nhất của Nga. Trong hình: Tàu ngầm Poseidon. (Nguồn: Komsomolskaya Pravda)

Trong bài bài phát biểu ngày 21/5 tại chương trình giáo dục mang tên “Tri thức mới”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Những robot sẽ trực tiếp tham gia chiến đấu”.

Bài phát biểu của ông cho thấy những tính toán về kỹ thuật quân sự của Nga.

Tham dự chương trình trên, ngoài Bộ trưởng Quốc phòng còn có các bộ trưởng khác, các nhà hoạt động khoa học, văn hóa, nghệ thuật, các nhà quản lý.

Bộ trưởng Shoigu nói: “Chúng ta đã đưa vào sản xuất hàng loạt robot chiến đấu. Chúng ta có những mẫu không chỉ đã qua thử nghiệm mà còn có robot giống như được trình chiếu trong các phim khoa học viễn tưởng - những robot có khả năng tác chiến độc lập”.

Những tổ hợp vũ khí robot tiên tiến

Người dân Nga đã biết một số mẫu thiết bị quân sự “biết tư duy”, như Robot chiến đấu được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo Uran-9, được trình diễn tại buổi duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít Đức ngày 9/5 tại Quảng trường Đỏ. Đó là tổ hợp robot chạy bằng xích, có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như: Trinh sát, trấn áp khủng bố.

Tổ hợp robot trên được trang bị các loại vũ khí sau: 1 khẩu pháo, 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, 12 súng phóng lựu Shmel. Được trang bị não và mắt điện tử nên robot này có thể độc lập định hướng trên chiến trường, xác định ưu tiên các mục tiêu cần tiêu diệt và tự thao tác né tránh các luồng đạn của đối phương.

Robot Uran-9 sẽ tham gia tác chiến ở những nơi đặc biệt nguy hiểm đối với bộ binh, góp phần bảo toàn tính mạng cho binh lính. Thiết bị này đã tham gia tác chiến trên chiến trường Syria. Trước khi đưa vào trang bị cho quân đội, Uran-9 đã trải qua lễ hiển linh chiến trường.

Theo Bộ trưởng Shoigu, tại chiến trường Syria, hơn 300 mẫu vũ khí được đưa vào thử nghiệm, thông qua đó, nhiều mẫu được đưa vào danh mục ưu tiên sử dụng.

Với việc thành công trong thử nghiệm các loại vũ khí mới, Bộ Quốc phòng Nga cũng loại bỏ 15 loại vũ khí khỏi danh mục sử dụng và chấm dứt sản xuất các loại vũ khí đó.

Bên cạnh tổ hợp robot Uran, còn có tổ hợp robot Nerekhta. Trước khi tham chiến, tổ hợp này được cài đặt bản đồ địa hình và các mục tiêu quan trọng cần phải tiêu diệt. Sau đó, binh lính điều khiển chỉ việc bấm nút và robot bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ đã được cài đặt.

Trong quân đội Nga đã có đơn vị được trang bị 20 robot tấn công trên.

Trong những năm gần đây, việc robot hóa đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tái trang bị cho quân đội Nga. Vũ khí chiến đấu thông minh đã thấy ở khắp nơi, như: Trong vũ trụ, trên không, trên bộ, trên mặt nước, dưới nước.

Mới đây, Tư lệnh lực lượng vũ trụ Mỹ, Tướng John Raymond bày tỏ lo ngại trước những hoạt động “bất thường” của vệ tinh Kosmos 2542 của Nga. Điều làm người Mỹ hết sức ngạc nhiên là vệ tinh - robot này đã tiến sát tới vệ tinh do thám 245 của Mỹ.

Chắc chắn trong những năm tới đây, nước Nga sẽ có máy bay tiêm kích không người lái đầu tiên, hay còn gọi là “robot bay”.

Ngoài ra, máy bay Su 57 của Nga đã phát triển ở thế hệ thứ 6. Phi công được thay bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Su-57 cũng có thể là trạm chỉ huy trên không cho robot biết bay khác - những thiết bị bay không người lái mang tên "Okhotnic”.

Những năm gần đây, Nga đã sản xuất hàng loạt loại thiết bị bay không người lái (UAV), từ hạng nhẹ, hạng trung đến hạng nặng. Nhiều mẫu trong số đó không thua kém gì các mẫu Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo.

Không loại trừ, trong tương lai không xa, bên cạnh những tổ hợp robot Uran, tổ hợp robot Nerekhta còn xuất hiện xe tăng robot.

Đối với robot dưới biển, tàu ngầm không người lái Poseidon đang hoàn tất giai đoạn thử nghiệm. Tàu ngầm này có khả năng lặn sâu hơn 1.000m - độ sâu mà không một loại vũ khí nào của đối phương có thể bắn tới được.

Poseidon có thể di chuyển với tốc độ 200km/h, bí mật tiếp cận bờ biển của đối phương, ẩn mình dưới lớp bùn và chờ lệnh tấn công.

Vũ khí của tương lai

Rất có thể, trong tương lai không xa, Nga sẽ sản xuất tàu ngầm kích thước nhỏ, không có tổ lái. Loại tàu mini này sẽ tập hợp lại như “đàn cá” tấn công tàu ngầm và tàu chiến đối phương. Khi loại tàu này ra đời thì chiến lược và chiến thuật tác chiến dưới biển sẽ thay đổi cơ bản.

Khi đề cập chủ đề vũ khí của tương lai, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nhấn mạnh, nước Nga vẫn còn nhiều điều phải làm.

Ông Shoigu khẳng định: “Cách đây 20 năm, chúng ta đã được xem những thước phim khoa học viễn tưởng, nội dung phim có nói về cuộc chiến mà ở đó các bên đã sử dụng thanh kiếm laser. Ngày nay điều đó đã trở thành hiện thực. Thanh kiếm laser ở đây chính là tổ hợp Peresvet (tổ hợp chiến đấu tiên tiến của Nga).

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng tiết lộ, tổ hợp Peresvet sẽ được nghiên cứu phát triển ở phiên bản cao cấp hơn.

Giới chuyên môn nhận định, vũ khí tương lai mà Bộ trưởng Shoigu muốn nhắc tới là loại vũ khí dựa trên các nguyên lý vật lý, những vũ khí còn đang nằm trong phòng thí nghiệm, phòng thiết kế của Nga và của các nước khác. Đó có thể là vũ khí năng lượng, vũ khí điện từ, vũ khí vi sóng, vũ khí siêu âm, vũ khí vô tuyến điện...

Theo số liệu cập nhật của Viện hàn lâm khoa học Nga thì các nhà khoa học nước này đã thử nghiệm thành công pháo điện từ - loại pháo được vận hành trên đường ray.

Vũ khí này có thể xuyên thủng mọi vỏ thép, đốt cháy mọi loại vi mạch, phá hủy động cơ máy bay và vô hiệu hóa hệ thống nhảy dù.

TIN LIÊN QUAN
Hải quân Đức 'chơi liều', lắp thiết bị định vị Nga cho các tàu ngầm hiện đại
Nhận thức mới, tư duy mới về quốc phòng Việt Nam
Pháo tự hành mới nhất Koalitsiya-SV của Nga được thử nghiệm ở chế độ 'Bão lửa'
Tài khoản các Đại sứ quán Nga bị chặn, Moscow: Cả thế giới biết các mạng xã hội Mỹ hành xử thế nào!
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2: Những điều cần biết và cách phòng chống Covid-19
(theo Komsomolskaya Pravda)

Đọc thêm

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động