Những trận siêu bão kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ

Những trận cuồng phong gây ra bởi các siêu bão đã khiến cuộc sống của người dân Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Dưới đây là 17 cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử xứ cờ hoa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1900, tuy không được xem là siêu bão nhưng cơn bão Galvesto đã ảnh hưởng đến 40.000 người dân thành phố cảng Galveston, địa phương lớn nhất ở Texas, Mỹ. Cơn bão cấp 4 này vẫn được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ, khiến khoảng 8.000 người tử vong và phá hủy 3.600 tòa nhà. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1919, cơn bão Florida Keys (còn được gọi là Bão Vịnh Đại Tây Dương), đã đánh chìm 10 tàu ở eo biển Florida, làm 500 người thiệt mạng. Sau khi đổ bộ vào thành phố ven biển Corpus Christi, Texas, cơn bão này đã khiến 287 người tử vong, gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề cho địa phương này. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1926, bão Great Miami đã càn quét trung tâm thành phố Miami, phá hủy nhiều tòa nhà và các điểm tham quan du lịch, khiến thành phố từng có tốc độ phát triển nhanh nhất nước Mỹ, bị phá hủy hoàn toàn. Tại thời điểm đó, ước tính thiệt hại lên đến 105 triệu USD và 373 người thiệt mạng. Hậu quả nghiêm trọng của bão đã đặt dấu chấm hết cho nền kinh tế bùng nổ của Nam Florida. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1928, sau khi tàn phá khu vực Caribe, cơn bão Okeechobee đã khiến 1.500 người thiệt mạng vào thời điểm đổ bộ vào miền Nam Florida, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà ở West Palm Beach, gây thiệt hại 25 triệu USD. Điều tồi tệ nhất hơn đã xảy ra sau đó, lượng mưa lớn đã tăng áp lực lên các con đê ở trên bờ phía Nam của hồ Okeechobee, tạo ra trận lũ trong phạm vi gần 121 km, mực nước sâu 3,05m. Ước tính, tại Florida, 1.836 người đã bị thiệt mạng, hầu hết trong số này là công nhân nhập cư làm việc tại các nông trại. Nhiều thi thể đã trôi dạt vào Everglades. Nhiều thập kỷ sau, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ đã điều chỉnh con số trên thành "ít nhất là 2.500 người". (Nguồn: NOAA/National Weather Service)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1935, cơn bão Labor Day, một trong những cơn bão dữ dội nhất từng đổ bộ vào nước Mỹ, khiến ít nhất 408 người chết ở Florida Keys. Hầu hết trong số họ là các cựu chiến binh Thế chiến thứ I, làm việc trên tuyến đường sắt nối Florida Keys với đất liền. Với sức gió gần 298 km/giờ, đây được xem là cơn bão mạnh cấp 5 lúc đó. Ước tính, cơn bão này gây ra tổn thất hơn 100 triệu USD. (Nguồn: State Library and Archives of Florida/Reuters)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1938, cơn bão New England đổ bộ vào Long Island với tốc độ hơn 75 km/giờ, khiến khoảng 600 người thiệt mạng, phá hủy 8.900 tòa nhà, 63.000 cư dân mất nhà cửa và san phẳng hơn 2 tỷ cây cối. Cơn bão này gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 306 triệu USD. (Nguồn: Rhode Island Archive)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1954, trước khi đổ bộ vào Mỹ, cơn bão Hazel đã khiến ít nhất 400 người dân Haiti thiệt mạng. Khi đổ bộ vào Bắc Carolina, Mỹ với sức gió 240 km/giờ, cơn bão này tiếp tục khiến 95 người thiệt mạng, sau đó tiếp tục mạnh lên và đi thẳng qua Toronto, Canada, lấy đi mạng sống của 81 người. Ước tính, thảm họa thiên nhiên này đã khiến nước Mỹ thiệt hại khoảng 281 triệu USD và 100 triệu USD đối với Canada. (Nguồn: Environment Canada)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1955, cơn bão Diane đã mang theo mưa lớn và lũ lụt trên diện rộng từ Bắc Carolina đến New York, nhưng thiệt hại nặng nề nhất là ở Connecticut, địa phương bị chia cắt do phá hủy những cây cầu và tuyến đường giao thông. Bão Diane đã khiến ít nhất 184 người thiệt mạng, gây ra tổn thất hơn 1 tỷ USD lúc bấy giờ. Sau này, cái tên "Diane" đã bị loại vĩnh viễn khỏi danh sách đặt tên cho các cơn bão ở Đại Tây Dương. (Nguồn: North Carolina State Archives)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Bão Audrey là một trong những cơn bão nhiệt đới khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ khi làm cho ít nhất 416 người thiệt mạng trong cuộc tàn phá bờ biển Tây Nam Louisiana vào năm 1957. Bão Audrey đã làm ngập lụt một khu vực rộng 6.475 km2. Ước tính tổng thiệt hại do bão Audrey gây ra lên đến 147 triệu USD, trở thành cơn bão gây thiệt hại lớn thứ năm được ghi nhận ở Mỹ kể từ năm 1900. Cái tên Audrey sau đó đã bị loại bỏ khỏi danh sách đặt tên cho các cơn bão ở Đại Tây Dương. (Nguồn: NOAA)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1965, bão Betsy, hay "Betsy tỷ USD" là cơn bão tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi gây ra lũ lụt trên diện rộng ở miền Nam Florida, bão Betsy tấn công Louisiana, gây ra một đợt triều cường ở hồ Pontchartrain làm ngập lụt khu vực Lower Ninth của New Orleans. Ước tính thiệt hại do cơn bão này gây ra hơn 1,42 tỷ USD, khiến 81 người thiệt mạng. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1969, bão Camille, cơn bão dữ dội thứ hai đổ bộ vào nước Mỹ sau bão Labor Day, khi san phẳng gần như mọi thứ dọc theo bờ biển của bang Mississippi và gây ra thêm lũ lụt khi quét qua dãy núi Appalachian của Virginia. Bão Camille đã khiến hơn 259 người thiệt mạng và gây thiệt hại 1,42 tỷ USD. (Nguồn: NOAA)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1972, bão Agnes đã gây ảnh hưởng từ khu vực Caribe đến Canada, đặc biệt là Pennsylvania, Mỹ. Cơn bão này gây thiệt hại ước tính 2,1 tỷ USD, khiến 128 thiệt mạng. Vì thiệt hại lớn và số người chết nghiêm trọng, cái tên “Agnes” đã bị loại bỏ khỏi danh sách đặt tên các cơn bão Đại Tây Dương. (Nguồn: State Library and Archives of Florida)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ
Năm 1992, bão Andrew, cơn bão dữ dội thứ tư từng đổ bộ vào đất liền nước Mỹ, đã để lại dấu vết tàn phá khắp Florida. Đây là cơn bão có sức tàn phá nặng nề nhất từng đổ bộ vào Florida với 63.000 ngôi nhà bị phá hủy, 110.000 ngôi nhà bị hư hại và vẫn là cơn bão lớn nhất về mặt tài chính cho đến khi cơn bão Irma vượt qua nó vào 25 năm sau (năm 2017). Andrew cũng là cơn bão đổ bộ mạnh nhất vào Mỹ trong nhiều thập kỷ và là cơn bão tốn kém nhất cho đến khi bị bão Katrina vượt qua vào năm 2005. (Nguồn: NOAA)
Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2005, bão Katrina là cơn bão gây thiệt hại về vật chất lớn nhất và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng đổ bộ vào nước Mỹ, sau hai cơn bão Labor Day 1935 và Camile năm 1969. Tổng cộng đã có ít nhất 1.833 người thiệt mạng, tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2012, siêu bão Sandy, cơn bão mạnh nhất trong vòng 100 năm đã tấn công nước Mỹ. Cơn bão đã càn quét và gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, nhiều cơ quan và doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất điện, 1 triệu người phải sơ tán. Ước tính, bão Sandy đã khiến hơn 90 người thiệt mạng, gây thiệt hại về kinh tế tới 50 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2017, khi đổ bộ vào đất liền, cơn bão Harvey đã gieo rắc nỗi kinh hoàng trên khắp khu vực Đông Nam tiểu bang Texas và Louisiana. Bão Harvey đã làm ngập lụt trên diện rộng, khiến 100.000 ngôi nhà bị phá hủy và hư hại, 68 người thiệt mạng. Với mức tổn thất 125 tỷ USD, Harvey đã trở thành một trong những cơn bão gây thiệt hại lớn nhất về tài sản. (Nguồn: Reuters)

Những cơn bão tàn khốc nhất trong lịch sử nước Mỹ

Năm 2017, bão Maria được đánh giá là một trong những thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất lịch sử Puerto Rico. Nhiều tháng sau khi bão chấm dứt, các nhà nghiên cứu của Đại học Havard ước tính tổng số người thiệt mạng là 4.645, cao gấp nhiều lần so với con số 63 người chết được đưa ra trước đó. Cơn bão này đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 90 tỷ USD. (Nguồn: Reuters)

Số ca Covid-19 tăng ở Anh và lời cảnh báo cho nước Mỹ

Số ca Covid-19 tăng ở Anh và lời cảnh báo cho nước Mỹ

Có những dấu hiệu cho thấy Vương quốc Anh có thể đang rơi vào làn sóng Covid-19 mới, và nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ ...

Tình cảm ấm áp của thầy, cô dành cho học sinh vùng lũ

Tình cảm ấm áp của thầy, cô dành cho học sinh vùng lũ

Để các em ở vùng lũ yên tâm học tập, thầy cô giáo Trường THPT Thanh Chương 3 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã thay ...

Cảnh báo nguy cơ 'ngày tận thế' với lời đe dọa sử dụng hạt nhân từ Nga, Tổng thống Mỹ hồi tưởng khủng hoảng tên lửa Cuba

Cảnh báo nguy cơ 'ngày tận thế' với lời đe dọa sử dụng hạt nhân từ Nga, Tổng thống Mỹ hồi tưởng khủng hoảng tên lửa Cuba

Ngày 6/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ cuộc ...

Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết

Giải Nobel hóa học: Có thể bạn chưa biết

Trong số 189 người được trao giải Nobel hoá học, 3 gia đình có ít nhất 2 thành viên được vinh danh, và kém may ...

Sức tàn phá 'khủng khiếp' của bão Noru khi càn quét miền Trung

Sức tàn phá 'khủng khiếp' của bão Noru khi càn quét miền Trung

Sau khi càn quét vào đất liền, bão Noru đã để lại khung cảnh tan hoang, ngập lụt. Người dân các tỉnh miền Trung bị ...

(theo Reuters)

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động