Nhỏ Bình thường Lớn

Thế giới năm 2022: Những gam màu sáng tối

Trong năm 2022, tình hình thế giới được dự báo sẽ tiếp tục các diễn biến và xu hướng đã được xác lập từ năm 2021, nhưng chứa đựng một số nhân tố mới, phức tạp khó lường.
Nên chọn xét nghiệm PCR hay xét nghiệm nhanh kháng nguyên?
Bước sang năm Covid-19 thứ ba, có một số lý do để chúng ta lạc quan, tin tưởng đại dịch sẽ được kiềm chế, kiểm soát tốt trong năm nay.

1. Trước hết, đại dịch Covid-19 tiếp tục là một trong những “biến số” quan trọng, được thế giới và các quốc gia quan tâm nhiều nhất trong năm 2022

Trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây ra các tác động và hệ quả khôn lường về kinh tế, xã hội và địa - chính trị ở phạm vi quốc gia, khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Bước sang năm Covid-19 thứ ba, có một số lý do để chúng ta lạc quan, tin tưởng đại dịch sẽ được kiềm chế, kiểm soát tốt trong năm nay. Một là, biến thể Omicron dù đang gây ra những đợt dịch lớn, lây lan mạnh có phần tương tự như đợt dịch Delta trước đó, nhưng độc tố của biến thể mới này đã giảm đi đáng kể. Hai là, sự hiểu biết của con người đối với virus SAR-COV-2 đã tăng lên đáng kể, cộng với sự dồi dào của nhiều loại vaccine, cũng như ra đời của nhiều loại thuốc điều trị mới, hiệu quả hơn. Đây là cơ sở của nhận định, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng vững chắc trong năm 2022.

Tuy nhiên, dù sự hiểu biết của con người về Covid-19 tăng lên đáng kể, nhưng kiến thức của chúng ta về cách thức chế ngự nó vẫn còn hết sức hạn chế. Với mức độ toàn cầu hóa và liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia như hiện nay, sự bùng phát trên diện rộng của các đợt dịch mới, với viễn cảnh thế giới sẽ tiếp tục sống chung với quá trình đóng/mở liên tục vẫn chưa hoàn toàn bị loại trừ.

2. Xu hướng gia tăng cạnh tranh tại các địa bàn chiến lược cũng như hợp tác giữa các nước lớn, đặc biệt là quan hệ tay ba Mỹ - Trung Quốc - Nga tiếp tục được thúc đẩy

Ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2021, đầu 2022, thế giới đã chứng kiến việc Nga khẳng định vị thế cường quốc và sự quyết đoán của mình trong đối đầu với Mỹ và phương Tây tại Ukraine. Còn tại Kazakhstan, Nga đã lãnh đạo lực lượng quân đội đa quốc gia của Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) hành động chớp nhoáng, đưa quân vào trợ giúp các lực lượng của Tổng thống thân Nga Tokayev ổn định tình hình trước sự ngỡ ngàng của cả phương Tây lẫn Trung Quốc. Điều này cho thấy Nga coi trọng không gian hậu Xô viết và quyết tâm ngăn cản ảnh hưởng vượt trội của bất kỳ nước lớn nào tại khu vực này.

Quan hệ Trung - Mỹ tiếp tục phát triển theo chiều hướng của năm 2021, đó là thúc đẩy cạnh tranh chiến lược, nhưng không để cạnh tranh này trở thành đối đầu hay xung đột quân sự. Mỹ sẽ không thay đổi phương châm trong quan hệ với Trung Quốc, đó là “cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc”.

Còn về phía Trung Quốc, nước này cũng vạch ra các “lằn ranh đỏ” trong quan hệ với Mỹ như: (i) Không được ngăn cản sự phát triển hòa bình của Trung Quốc; (ii) Không được can thiệp thay đổi sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của người dân Trung Quốc; (iii) Không được khuyến khích và ủng hộ chủ nghĩa ly khai, tách khỏi Trung Quốc của Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông; và (iv) không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Chiều hướng mới của quan hệ Mỹ - Trung như vậy sẽ có những tác động sâu sắc đến tình hình thế giới và khu vực trong năm 2022.

Thứ nhất, để tạo thế cho mình, Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng cường cạnh tranh trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực từ thương mại đến công nghệ, giáo dục hay quân sự. Trên bình diện quốc tế, hai nước sẽ cạnh tranh nhau về tập hợp lực lượng, xây dựng luật chơi và cọ xát tại các địa bàn chiến lược, đặc biệt là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thứ hai, cục diện hòa bình chung ở khu vực và trên thế giới sẽ cơ bản được giữ vững do Mỹ, Trung sẽ tìm cách quản lý, không để căng thẳng quan hệ hai nước vượt quá tầm kiểm soát.

Cuối cùng, do tính chất cạnh tranh quyết liệt nhưng vẫn duy trì hợp tác, nên quan hệ Mỹ - Trung này vẫn tạo ra các dư địa lớn để các quốc gia, trong đó có Việt Nam, thúc đẩy tốt quan hệ với cả hai nước để tăng cường và bảo vệ các lợi ích kinh tế, an ninh của mình.

Kinh tế thế giới trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng chỉ ở mức 4,1% so với mức 5,5% của năm 2021.
Kinh tế thế giới trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng chỉ ở mức 4,1% so với mức 5,5% của năm 2021.

3. Kinh tế thế giới trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng chỉ ở mức 4,1% so với mức 5,5% của năm 2021

Đây là con số dự báo mới nhất vừa được Ngân hàng thế giới đưa ra. Với đà phục hồi mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp thấp và kiểm soát dịch bệnh tốt, Mỹ sẽ đóng vai trò là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc, theo dự báo, sẽ tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2022, cao hơn mức trung bình của thế giới nhưng thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 8% năm 2021. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại đang chứa đựng một số yếu tố bất ổn tiềm ẩn, đó là: lạm phát cao; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ hạ cánh cứng với quả bom nợ bất động sản khổng lồ mà Evergrand là phát súng báo hiệu.

Bên cạnh xu hướng chuyển đổi số và đổi mới quản trị quốc gia được đẩy mạnh từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cách đây hai năm, năm 2022 cũng sẽ là năm đánh dấu bước chuyển mạnh của kinh tế thế giới theo tinh thần của Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu COP-26 với các tiêu chí cao của bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó là các dòng tài chính xanh, đầu tư xanh, thị trường xanh, công nghệ xanh... cũng bước đầu hình thành để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi.

Như vậy, phát triển xanh sẽ là xu hướng của thế giới trong tương lai mà không quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc chơi lớn này. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, chuyển đổi xanh từ tư duy sang hành động là một tiến trình phức tạp, cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị công phu, bài bản. Hiện có ít nhất ba thách thức lớn đặt ra cho các quốc gia trong quá trình chuyển đổi này:

Thứ nhất, đó là nguồn tài chính khổng lồ chi cho phát triển xanh, đặc biệt là đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời để thay thế cho các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng cung cấp các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường vẫn chưa đáp ứng đủ. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng thời gian qua, từ đó đẩy giá cả hàng hóa, lạm phát leo thang.

Thứ ba, đó là thách thức liên quan đến lựa chọn và bước đi phù hợp của các nước đang phát triển. Nếu không chuyển đổi nhanh để theo kịp xu hướng phát triển xanh của thế giới thì các quốc gia đang phát triển sẽ lỡ nhịp và bị gạt ra rìa. Nhưng nếu chuyển đổi quá nhanh, thiếu sự chuẩn bị do áp lực từ các nước phát triển, các định chế tài chính quốc tế thì khoảng cách giữa họ với các nước phát triển đi trước không những không được thu hẹp, mà còn có nguy cơ ngày một nới rộng hơn.

Xu hướng chuyển đổi số và đổi mới quản trị quốc gia được đẩy mạnh từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cách đây hai năm.
Xu hướng chuyển đổi số và đổi mới quản trị quốc gia được đẩy mạnh từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 cách đây hai năm.

4. Năm 2022 thế giới có thể còn chứng kiến nhiều mối đe dọa, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống bất ngờ như Bán đảo Triều Tiên, vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, diễn biến bất ngờ trên Biển Đông, quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan...

Nhìn chung, trong năm 2022 thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, nhưng cơ hội tạo ra cho các nước, trong đó có Việt Nam vẫn rất lớn, trong việc tận dụng môi trường hòa bình bên ngoài, nắm bắt các cơ hội mới như chuyển đổi số, phát triển xanh để tạo thêm thế và lực mới cho mình.

Thế giới đang ở thời điểm mấu chốt trong đại dịch Covid-19

Thế giới đang ở thời điểm mấu chốt trong đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia cùng nhau nỗ lực để chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại ...

Mang 'trọng thương' sau Covid-19, động lực nào cho tăng trường kinh tế thế giới năm 2022?

Mang 'trọng thương' sau Covid-19, động lực nào cho tăng trường kinh tế thế giới năm 2022?

Sau gần hai năm phục hồi chậm chạp, kinh tế toàn cầu đã hoàn toàn thoát đáy. Mặc dù có thể sẽ xuất hiện những ...