TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tục đặt Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú và cử Đại sứ | |
Việt Nam mở lại Đại sứ quán tại Sri Lanka |
Sau khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập và trước khi Đại sứ đầu tiên đến nhậm chức, thông thường có một nhóm cán bộ ngoại giao và nhân viên hành chính kỹ thuật đi trước để chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc thành lập Đại sứ quán. Cán bộ ngoại giao có chức vụ cao nhất đem theo Thư Ủy nhiệm của Bộ trưởng Ngoại giao nước mình gửi Bộ trưởng Ngoại giao nước tiếp nhận, trong Thư yêu cầu tiếp nhận Nhà ngoại giao này với tư cách Đại biện hoặc Đại biện lâm thời trong trường hợp đã cử Đại sứ. Trong khi chờ Đại sứ đến, Nhà ngoại giao này thực hiện chức năng và nhiệm vụ người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao.
Trong quá trình thành lập Đại sứ quán, Đại biện làm quen với các quy định của nước sở tại về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, về nghi lễ ngoại giao, về mối liên hệ giữa Cơ quan đại diện ngoại giao với Bộ Ngoại giao, cũng như các cơ quan nhà nước khác của nước tiếp nhận. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu các quy định của chính quyền địa phương liên quan đến việc đặt trụ sở của Cơ quan đại diện. Chẳng hạn, Thủ đô như Singapore (Singapore) quy định có những khu vực các Đại sứ quán không được đặt văn phòng.
Để khai trương Đại sứ quán, không nhất thiết phải tổ chức các biện pháp lễ tân nhưng cần gửi công hàm thông báo cho Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại nước tiếp nhận việc mở sứ quán. Công hàm cần ghi rõ địa chỉ của Đại sứ quán, số điện thoại của cơ quan và của cán bộ sứ quán, ngày giờ làm việc. Có sứ quán giới thiệu cả con dấu và chữ ký của những người có trách nhiệm.
Nếu theo tập quán của nước sở tại cần tổ chức lễ khai trương thì có thể có một số biện pháp lễ tân: Lễ kéo Quốc kỳ tại trụ sở Đại sứ quán, cử Quốc thiều… Trong dịp này, đại diện Bộ Ngoại giao và các cơ quan có quan hệ, đại diện báo chí… thường được mời tới dự. Khi Đại sứ quán chuyển sang trụ sở mới, lễ khai trương cũng có thể được tổ chức nhưng với nghi lễ đơn giản hơn.
Ngày 24/7/1991, tổ chức khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội, Đại biện lâm thời Canada chỉ tổ chức tiệc rượu và đọc diễn văn. Gần đây, ngày 28/10/2008, tổ chức lễ khai trương Đại sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Hà Nội, Đại sứ Slovakia và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cùng gỡ mảnh vãi phủ tấm biển đồng đề tên Đại sứ quán gắn trước cổng Đại sứ quán, tiếp sau đó là lễ kéo Quốc kỳ Slovakia với sự chứng kiến của Thủ tướng Cộng hòa Slovakia đang thăm Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đại diện cho phía Việt Nam.
Vậy, khi chuẩn bị cho Đại sứ được bổ nhiệm đến nhận nhiệm vụ, cần tập trung vào những công việc gì? Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi tại mục Lễ tân ngoại giao.
Cán bộ ngoại giao tại Cơ quan đại diện nước ngoài có cần xin chấp thuận? TGVN. Vấn đề xin chấp thuận chỉ đặt ra đối với người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, tuy nhiên vẫn có một ... |
Thời gian trả lời chấp thuận Đại sứ thường bao lâu? TGVN. Thời gian trả lời chấp thuận Đại sứ thường bao lâu? Sớm hay muộn thường do nguyên nhân nào? Không chấp thuận có phải trả ... |
Tại sao cần phải xin chấp thuận trước khi bổ nhiệm Đại sứ tại một nước? TGVN. Vì sao trước khi bổ nhiệm Đại sứ phải xin chấp thuận? Thủ tục xin chấp thuận tiến hành như thế nào? Tiểu sử Đại ... |