Ngày 12/1, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa siêu thanh trong ngày trước đó và lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát buổi phóng thử này. Trong ảnh: Vụ phóng thử tên lửa siêu thanh tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên, ngày 11/1 năm 2022. Tên lửa này đã thực hiện một đường bay kỹ thuật và bắn trúng mục tiêu đã định ở vùng biển cách đó 1.000km. (Nguồn: KCNA) |
Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng trước các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, theo dõi chặt chẽ diễn biến và kêu gọi nước này tránh các hành động có thể làm phức tạp tình hình khu vực và tác động xấu đến các nỗ lực đàm phán, đối thoại. Liên minh châu Âu đã lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên là "đe dọa đến an ninh và hòa bình quốc tế". Trong ảnh: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đến quan sát vụ phóng thử tên lửa, ngày 11/1. (Nguồn: KCNA) |
Đây không phải là lần phóng thử duy nhất của Triều Tiên bị cộng đồng quốc tế lên tiếng. Chương trình tên lửa bí mật của nước này luôn được các nước "để mắt" và trở thành đề tài "nóng hổi" của giới truyền thông. Trong ảnh: Vụ phóng thử tên lửa siêu thanh tại một địa điểm không được tiết lộ, ngày 5/1. (Nguồn: KCNA) |
Hình ảnh cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm do KCNA công bố vào ngày 19/10/2021. |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các vị lãnh đạo tại Triển lãm Phát triển Quốc phòng, ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 12/10/2021. (Nguồn: KCNA) |
Hình ảnh phóng thử tên lửa siêu thanh Hwasong-8 được phát triển bởi Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên, ở Toyang-ri, huyện Ryongrim thuộc tỉnh Jagang, ngày 29/9/2021. (Nguồn: KCNA) |
Một vụ phóng tên lửa được phóng trong quá trình thử nghiệm tại một địa điểm không xác định ở Triều Tiên, ngày 7/8/2019. (Nguồn: KCNA) |
Một vụ phóng tên lửa bí mật khác trong tháng 7/2019. (Nguồn: KCNA) |
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tham gia duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, tháng 2/2018. (Nguồn: KCNA) |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giám sát vụ phóng tên lửa Hwasong-12, tháng 9/2017. (Nguồn: KCNA) |
Vụ thử tên lửa Hwasong-12 vào tháng 8/2017. (Nguồn: KCNA) |
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14 trong lần phóng thử thứ hai, tháng 7/2017. (Nguồn: KCNA) |
Buổi lễ kỷ niệm vụ bắn thử thành công lần thứ hai ICBM Hwasong-14 do Ủy ban Trung ương và Quân ủy Trung ương Đảng Công nhân Triều Tiên tổ chức tại Nhà Mokran, tháng 7/2017. (Nguồn: KCNA) |
Quân đội và người dân Triều Tiên tập trung tại Quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng để ăn mừng vụ phóng thử thành công Hwasong-14, tháng 7/2017. (Nguồn: KCNA) |
Nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại điểm giám sát hoạt động phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14, tháng 7/2017. (Nguồn: KCNA) |
Một vụ bắn thử tên lửa đạn đạo chiến lược dưới nước của Triều Tiên, tháng 4/2016. (Nguồn: KCNA) |
Hoạt động thử nghiệm động cơ mới của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tại một bãi thử thuộc Trung tâm Vũ trụ Sohae, Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, tháng 4/2016. (Nguồn: KCNA) |
Bên trong trung tâm điều khiển vệ tinh ở quận Cholsan, Triều Tiên. Trong ảnh: Nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các nhà khoa học theo dõi tên lửa Unha-3 (Dải ngân hà 3) được phóng từ bệ phóng tại Bãi phóng vệ tinh Biển Tây (West Sea), tháng 12/2012. (Nguồn: KCNA) |
Tên lửa Unha-3 (Dải ngân hà 3) mang theo phiên bản thứ hai của vệ tinh Kwangmyongsong-3, tại địa điểm phóng vệ tinh Biển Tây ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, tháng 12/2012. (Nguồn: KCNA) |
| Số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục, châu Âu vẫn đặt niềm tin thoát dịch vào Omicron Trước tốc độ lây lan nhanh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, hàng loạt quốc gia châu Âu đã ghi nhận số ca mắc mới ... |
| Covid-19: 'Vũ khí' nào hiệu quả trước Omicron? Các thử nghiệm ban đầu cho thấy liệu pháp kháng thể đơn dòng được sử dụng hiện nay để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 ... |