Phụ nữ Việt trên những nẻo đường hội nhập

Kỳ 2: Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

AN BÌNH
Trở về quê hương ra mắt cuốn sách Đường tới Quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên, Stéphanie Đỗ mong câu chuyện của chị là nguồn cảm hứng cho những người Việt nhập cư với tất cả nghị lực, sự khiêm nhường và giản dị nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỳ 1: Mái nhà gắn kết phụ nữ Việt toàn châu Âu

Kỳ 1: Mái nhà gắn kết phụ nữ Việt toàn châu Âu

Nhiều lần trở lại Việt Nam nhưng với Stéphanie Đỗ, chuyến này rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên chị ra mắt một cuốn sách kể về câu chuyện của chính mình.

Chị bộc bạch: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc kể lại hành trình của mình. Nhiều người thân và bạn bè từng hỏi: Tại sao bạn không viết câu chuyện của mình? Đừng quên bạn là nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên và bạn là dân nhập cư ở Pháp!”.

Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và vợ chồng chị Stéphanie Đỗ. (Ảnh: NVCC)

“Một chiến binh thực thụ”

Sang Pháp năm mười một tuổi, Stéphanie Đỗ hiểu được sự khác biệt của bản thân và rào cản ngôn ngữ, khi không thể tiếp cận ai trên phố để nói chuyện, thậm chí không thể giao tiếp được khi vào cửa hàng.

Chị kể: “Tôi nhận ra mình cần phải phấn đấu rất nhiều. Bấy giờ, tôi tập trung học như điên. Tôi bị hổng tiếng Pháp nên cần phải bù trừ điểm số bằng cách hoàn thành tốt bài kiểm tra toán, sinh, lý, địa, sử, âm nhạc và thể thao… Tôi là một chiến binh thực thụ. Đêm đêm tôi vật lộn với tiếng Pháp và hiếm khi lên giường ngủ trước 2-3h sáng vì phải làm cho xong bài tập và đọc bài giảng”.

Để khẳng định bản thân, Stéphanie Đỗ quyết tâm học và trở thành một trong những người đứng đầu lớp. Mục tiêu đầu tiên của chị là nhận được lời khen ngợi nên học tập đã trở thành đam mê, thử thách. Mặt khác, chị cũng làm bạn với những học sinh cùng cảnh ngộ, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Algeria…

Với tinh thần ấy, cô gái gốc Việt đã lấy bằng tú tài và chuẩn bị vào bậc đại học ở Pháp. Ở tuổi 17 tuổi, chị rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, kể cả làm bồi bàn trưởng ở một nhà hàng.

Sau hai năm học dự bị kinh tế, Stéphanie Đỗ lựa chọn học Đại học Pan théon-Assas khoá 2001-2003, sau đó lấy bằng Thạc sĩ thứ hai ở trường Ked Business School (ISLI) tại Bordeaux. Thành tích mẫu mực ở trường đã mang lại cho chị nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh.

Học cách khám phá chính trường

Khi công việc đang ở đỉnh cao và không ngừng thăng tiến mỗi năm, Stéphanie Đỗ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn để lựa chọn nghiên cứu về hành chính công tại Đại học Paris-Dauphine và tại Trường Hành chính quốc gia Pháp (ENA).

Cũng nhờ học tập dưới mái trường này, chị bắt đầu dành sự quan tâm cho chính trị và sau đó được bổ nhiệm làm Giám đốc Dự án tài chính kế toán tại Bộ Kinh tế và tài chính Pháp - thời ông Emmanuel Macron là Bộ trưởng.

Tháng 11/2016, chị gia nhập và được bổ nhiệm làm nhà hoạch định cho phong trào En Marche (Tiến bước) ở Seine-et-Marne. Chị là một trong những thành viên đầu tiên của phong trào này, một trong những người năng nổ nhất với suy nghĩ là cống hiến cho nước Pháp chứ không phải vì tham vọng chính trị.

Ban đầu, En Marche chỉ là những cuộc tiếp xúc với người dân, lắng nghe nguyện vọng của họ, sau đó tìm giải pháp cho những vấn đề được nêu ra. Tuy nhiên, như một cái duyên, chị cuốn vào lĩnh vực này cho đến khi ông Macron trở thành ứng cử viên chính thức và giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Tổng thống.

Stéphanie Đỗ chia sẻ: “Nhìn chung, chính trị là lĩnh vực trong đó chúng ta đi lên dần dần, từ cấp độ địa phương lên cấp độ quốc gia, thông qua những bậc tiếp nối nhau… Nên nhớ rằng, cộng đồng châu Á mà tôi thuộc về rất ít xuất hiện trên chính trường. Mọi người quan tâm đến giới đó nhưng không biết phải làm sao để tham gia. Phần lớn học làm kỹ sư, bác sĩ, học nghề thương mại nhưng chính trị là một thế giới phức tạp có thể gây ra nhiều lo ngại”.

Vì không biết nhiều về chính trị, nên chị học cách khám phá từng chút, một cách bản năng. Để đạt được những mục tiêu, chị tham gia đủ mọi hoạt động. Dù không thành thạo về bộ máy chính trị nhưng chị lại là chuyên gia trong nghề tư vấn và quản lý nên biết tầm quan trọng của dấn thân và làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt, khi Đảng Cộng hòa Tiến bước (La République en Marche) thiếu đại biểu nữ, Stéphanie Đỗ được khích lệ tham gia tranh cử. Vượt qua hai ứng cử viên nặng ký khác, chị đắc cử đại biểu Quốc hội vùng Seine-et-Marne ngày 18/6/2017 và là nữ đại biểu quốc hội gốc Á đầu tiên tham gia Quốc hội Pháp.

Stéphanie nhớ lại. “Tôi ra ứng cử mà không màng tới kết quả, chỉ nghĩ rằng mình đang thể hiện tinh thần đoàn kết với những người đồng hành với mình”.

Từ khi được bầu vào Quốc hội, chị đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp-Việt trong Quốc hội Pháp, Thư ký phụ trách Kinh tế đoàn Pháp ngữ...

Ý thức là một người Việt nhập cư, trong suốt nhiệm kỳ năm năm từ 2017-2022, chị không chỉ ra sức bảo vệ công dân Pháp trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 với vai trò của một nghị sĩ luôn có mặt ở tuyến đầu, mà còn nỗ lực tăng cường quan hệ giữa Pháp và Việt Nam.

Niềm tự hào của một người Việt nhập cư
Niềm tự hào của một người Việt nhập cư

Tình yêu chia đều cho Pháp và Việt Nam

Điều đặc biệt là dù rời Việt Nam từ nhỏ nhưng Stéphanie Đỗ vẫn nói tiếng Việt thành thạo, thậm chí còn giữ nguyên chất giọng miền Nam ngọt ngào.

Chia sẻ về bí quyết này, chị kể, thuở nhỏ hay xem phim Hong Kong cùng bà nội và thông qua các đoạn lồng tiếng, bà đã dạy chị tiếng Việt cùng những bài học quý giá khác về đối nhân xử thế, văn hóa, giáo dục lẽ sống ở đời…

Sau này, việc thực hành tiếng Việt thông qua phim ảnh được chị duy trì ở Pháp và tiếp tục truyền cho con gái của chị. Chồng chị cũng là người Việt sinh ra ở Pháp, không biết nói tiếng Việt cho đến khi quen chị, anh được học tiếng Việt và hiện tại có thể giao tiếp cơ bản với người Việt.

Stéphanie Đỗ sinh ra tại TP. Hồ Chí Minh, ông cố nội của chị là nhà trí thức Đỗ Quang Đẩu (1863-1937), hiện được đặt tên cho một con đường tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Ông nội chị là Đỗ Quang Huê (1914-1998), nguyên Chánh án Tòa án Tối cao Bạc Liêu; cha là Đỗ Quang Thông, giáo viên tại trường trung học Nguyễn Bá Tòng (trường THPT Bùi Thị Xuân ngày nay); mẹ là người gốc Hà Nội.

Với Stéphanie Đỗ, gia đình là nguồn động viên lớn nhất. Đặc biệt, trong suốt những năm tháng chị theo đuổi chính trường, họ luôn âm thầm ủng hộ dù không am hiểu chính trị.

Chị tâm sự: “Những con đường lẽ ra không bao giờ giao nhau nhưng số phận lại có bước đi riêng. Gia đình tôi đến từ hai miền Nam và Bắc, tôi rất thích điều đó vì giờ đây khi trở về Việt Nam tôi có thể du lịch và tìm lại họ hàng ở cả hai miền khi đã thống nhất”.

Stéphanie Đỗ cho biết, tình yêu của chị chia đều cho nước Pháp và Việt Nam. Hiện tại, dù nhiệm kỳ nghị sĩ Quốc hội đã kết thúc nhưng chị vẫn tham gia nhiều hoạt động khác nhau, với mong muốn đóng góp sức mình cho thúc đẩy tình hữu nghị và xây dựng quan hệ hai nước ngày càng sâu sắc hơn nữa.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết lời giới thiệu trong cuốn sách của tác giả Stéphanie Đỗ:

“Cô đã đạt tới vị trí này nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác.

Không gì có thể làm suy chuyển quyết tâm của cô, giúp cô đánh bại mọi dự đoán, kể cả nỗi đau buồn khi rời bỏ quê hương đến định cư ở Pháp, kể cả những khó khăn về vật chất mà cô phải đối diện, cùng ba người anh trai, mẹ là người kinh doanh buôn bán và cha là giáo sư toán có bằng cấp ở Việt Nam nhưng không được công nhận ở Pháp...

Stéphanie Do chứng tỏ bản thân xứng đáng với sự kỳ vọng này. Cô nắm bắt mọi cơ hội mà nước Pháp mang đến cho mình và đền đáp cho nước Pháp gấp trăm lần”.


Đón đọc Kỳ cuối: Bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam-Argentina

50 năm quan hệ Việt Nam-Argentina: Niềm vui của người ‘khai hoang’

50 năm quan hệ Việt Nam-Argentina: Niềm vui của người ‘khai hoang’

Chúng tôi tự coi mình như những người đi 'khai hoang', đi từ những bước nhỏ để dần dần thúc đẩy quan hệ mọi mặt ...

Người Việt ở Bangkok: Gìn giữ văn hóa Việt nhìn từ một cuộc bầu chọn kiểu mẫu

Người Việt ở Bangkok: Gìn giữ văn hóa Việt nhìn từ một cuộc bầu chọn kiểu mẫu

Ngày 22/10, trong khuôn viên Trường cao đẳng kỹ thuật Don Mueang, lần đầu tiên cộng đồng người gốc Việt tại thủ đô Bangkok và ...

Thúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong Tuần lễ Tự hào Hà Nội

Thúc đẩy quyền và sự hòa nhập của người chuyển giới trong Tuần lễ Tự hào Hà Nội

Bộ Tư pháp và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kiến ...

Người Việt nhập cư được chọn làm phi công quốc gia của Hàn Quốc

Người Việt nhập cư được chọn làm phi công quốc gia của Hàn Quốc

Ngày 18/10, Lực lượng Không quân Hàn Quốc (ROKAF) cho biết, chị Lee Ho-jeong, 41 tuổi, người Việt Nam nhập cư đã giành cơ hội ...

Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người

Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người

Tôi nhìn nhận công tác của cán bộ ngoại giao nữ tại Geneva là “sứ mệnh” quan trọng, vinh dự và tự hào đồng thời ...

Đọc thêm

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến ...
Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 27/12.
Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Nestlé Việt Nam tự hào khởi động chương trình đặc biệt mang tên 'Cùng Nestlé, cầu Tết chất lượng trong tay'.
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động