Nỗ lực thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em

NGUYỄN HOA NAM
Cục trưởng, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990, đến nay, với những cam kết chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của trẻ em Việt Nam trên mọi miền của đất nước không ngừng được bảo đảm. Ngày càng có nhiều trẻ em được bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và được ưu tiên trong các chính sách phúc lợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nỗ lực thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Dành những lợi ích tốt nhất cho trẻ em

Ngoài CRC, Việt Nam đã tham gia 7/9 Công ước cơ bản của LHQ về quyền con người (QCN) với nhiều nội dung liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em như Công ước số 138 và Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO.

Với trách nhiệm là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam luôn tham gia có trách nhiệm và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ QCN, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Sau hơn 30 năm thực hiện Công ước CRC, Việt Nam đã ghi nhận những thành tựu to lớn.

Về công tác hành pháp: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để bảo vệ, chăm sóc trẻ em với nguyên tắc nhất quán “Lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em”; phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Điều 37 Hiến pháp năm 2013 là cơ sở cho việc nội luật hóa những quy định về chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể hóa Công ước CRC và Hiến pháp 2013, Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định đầy đủ quyền, việc thực hiện quyền cũng như việc xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em...

Các Luật, Bộ luật khác của Việt Nam đều có những nội dung liên quan đến trẻ em nhằm bảo vệ trẻ khỏi các hành vi bạo lực, bóc lột, cưỡng bức lao động trẻ em cũng như giáo dục, răn đe trẻ trước các hành vi vi phạm pháp luật…

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch hành động thực hiện trên toàn quốc để bảo vệ và giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh liên quan đến trẻ em như Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2011-2020, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020, Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng…

Các địa phương, các cấp, các ngành cũng lồng ghép nội dung liên quan đến trẻ em vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các văn bản này đều được kết nối chặt chẽ với nhau, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quyền và giải quyết các vấn đề về trẻ em tại Việt Nam. Qua đó, Việt Nam đã được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao những tiến bộ trong việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Về thực hiện nhóm quyền sống còn của trẻ em: Hệ thống y tế liên tục được củng cố và tăng cường cả về cán bộ, trang thiết bị và thuốc men. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1.000 ca đẻ sống giảm từ 58%0 năm 1999 xuống còn 21,4%0 năm 2018; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 51,5% năm 1985 xuống 11,4% năm 2019; suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống 19,6% năm 2019. 100% các xã, phường trên toàn quốc đều có trạm y tế và có cán bộ y tế sản nhi.

Tỷ lệ tiếp cận đối với cải thiện nước sạch và cải thiện vệ sinh lần lượt đạt tăng từ 92% và 87% vào năm 2016, lên 97% và 89% vào năm 2019. Trẻ em của các gia đình nghèo, trẻ em DTTS cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ khai sinh năm 2021 đạt tỷ lệ hơn 98%.

Về thực hiện nhóm quyền được phát triển của trẻ em: Mạng lưới trường lớp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT phát triển rộng khắp trên toàn quốc với các loại hình công lập, dân lập và tư thục. Chính phủ đã đầu tư hơn 20% ngân sách Nhà nước (224.826 tỷ đồng) cho giáo dục và đào tạo nghề. Đến năm 2021, Việt Nam đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS. Các tỉnh miền núi đều có trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú cho trẻ em các dân tộc thiểu số (DTTS).

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp THCS tăng từ 92,5% lên 98,5%. Việc xây dựng trường học an toàn, thân thiện với trẻ em ngày càng được mở rộng và thực hiện có kết quả nhờ đó hạn chế tình trạng bạo lực học đường. Bình đẳng trong giáo dục được quan tâm thông qua việc ban hành các chính sách và vận động xã hội nhằm hỗ trợ trẻ em gái, trẻ em DTTS và trẻ em sống trong các gia đình nghèo đi học.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã linh hoạt, chủ động ứng tình hình mới với phương châm “dừng đến trường, không dừng việc học tập”; hỗ trợ trẻ em nghèo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện học trực tuyến với mục tiêu kép: bảo đảm an toàn phòng dịch và hoàn thành các nhiệm vụ năm học bảo đảm chất lượng.

Thực hiện nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em. Hệ thống Bảo vệ trẻ em đã được triển khai và từng bước phát triển. Các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đa dạng và phù hợp hơn với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Đến năm 2021, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm còn 5%; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý theo dõi và 80% trong số đó được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc các gia đình nghèo, DTTS sống ở vùng đặc biệt khó khăn, dưới 6 tuổi được sự trợ giúp của Nhà nước tăng nhanh, được miễn giảm học phí và được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có nhu cầu. Việt Nam đã ban hành tiêu chí liên quan đến trẻ em như: công nhận xã phường phù hợp với trẻ em; ngôi nhà, trường học, cộng đồng an toàn nhằm bảo vệ và phòng ngừa tổn hại cho trẻ em.

Về vui chơi, giải trí và thực hiện quyền tham gia của trẻ em: Việt Nam đầu tư xây dựng và dành 30% thời lượng hoạt động cho trẻ em tại hệ thống các thiết chế văn hóa như thư viện, bảo tàng, các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, khu vui chơi thể dục thể thao…

Hầu hết là các điểm vui chơi ngoài trời gần khu dân cư, an toàn, thuận tiện cho trẻ em tiếp cận. Các hoạt động tăng cường sự tham gia của trẻ em vào quá trình xây dựng pháp luật, chính sách về trẻ em từng bước được mở rộng trên cả nước. Hội đồng trẻ em cũng đã được thành lập và hoạt động ở nhiều nơi trên phạm vi toàn quốc.

Hiện đã có 14 Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, 21 mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện tại 17 tỉnh, thành phố. Tiếng nói, nguyên vọng của trẻ em đã được lắng nghe và đưa vào các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến quyền trẻ em. Từ năm 2009, Diễn đàn trẻ em Quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.

Tại đây, trẻ em được đối thoại, bày tỏ nguyện vọng với đại diện lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành về thực hiện quyền trẻ em. Hoạt động này đã được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.

Với những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đến năm 2021, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm còn 5%; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý theo dõi và 80% trong số đó được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Hoàn thiện chính sách giảm thiểu những nguy hại đối với trẻ em

Mặc dù đạt được những thành tựu không thể phủ nhận nhưng việc đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam vẫn có những khó khăn, thách thức.

Biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế, đời sống nhân dân và việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như bảo đảm quyền của trẻ em ở Việt Nam. Quá trình đô thị hóa và di cư ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. Trẻ em thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ; khó tiếp cận dịch vụ cơ bản có chất lượng; thiếu hạ tầng dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí; môi trường sống thiếu an toàn, ô nhiễm môi trường…

Tỷ lệ suy dưỡng thể thấp còi còn cao so với chuẩn quốc tế; một số vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tỷ lệ suy dưỡng còn cao trong khi đó khu vực đô thị đối mặt với tình trạng béo phì trẻ em gia tăng. Tình trạng tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em gia tăng do thiếu giám sát của gia đình...

Xâm hại, bạo lực trẻ em giảm về số vụ nhưng một số vụ việc nghiêm trọng gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển Internet, mạng xã hội làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực; bị bạo lực, xâm hại trên và thông qua môi trường mạng.

Trước tình hình đó, cần sự chung tay hành động để bảo đảm tốt nhất các quyền trẻ em.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là nghiên cứu, sửa đổi Luật Trẻ em phù hợp với Công ước CRC trong đó có đội tuổi trẻ em; tổ chức triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, văn bản Luật và các Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2030.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu trong việc chỉ đạo, quản lý và thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích.

Thứ ba, bảo đảm cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trẻ em và nhân lực thực hiện công tác trẻ em tại địa phương. Xây dựng, nâng cao trình độ, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ cho đội ngũ làm công tác xã hội bảo vệ trẻ em trong đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bảo trợ xã hội công lập và thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em các cấp.

Thứ tư, bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Vận động và sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn lực, đặc biệt để hỗ trợ cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi. Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em.

Thứ năm, đầu tư xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Thứ sáu, tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em. Tuyên truyền, hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi, trường hợp, nguy cơ trẻ em bị xâm hại đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) và các cơ quan có thẩm quyền.

Thứ bảy, thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên đề việc thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em và việc bảo đảm môi trường sống an toàn, phòng ngừa bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em và tai nạn thương tích, đặc biệt đuối nước trẻ em.

Thứ tám, đẩy mạnh hoạt động phối hợp liên ngành trong đó chú trọng phát huy vai trò của Ủy ban quốc gia về trẻ em trong thực hiện công tác trẻ em. Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm trong đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.

Hội đồng trẻ em, nơi các em được thể hiện góc nhìn riêng về cuộc sống được thành lập trên phạm vi toàn quốc. Hiện đã có 14 Hội đồng trẻ em cấp tỉnh, 21 mô hình Hội đồng trẻ em cấp huyện tại 17 tỉnh, thành phố. Diễn đàn trẻ em Quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm một lần là cơ hội để, trẻ em được đối thoại, bày tỏ nguyện vọng với đại diện lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành về thực hiện quyền trẻ em. Hoạt động này đã được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Trung thu 2022: Tiếp tục thắp sáng những ước mơ cho trẻ em khó khăn

Trung thu 2022: Tiếp tục thắp sáng những ước mơ cho trẻ em khó khăn

'Thắp sáng những ước mơ' là chương trình thường niên của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam vừa được tổ chức nhằm chăm ...

'Khuôn mẫu giới và định kiến xã hội khiến nam giới chịu thêm nhiều áp lực'

'Khuôn mẫu giới và định kiến xã hội khiến nam giới chịu thêm nhiều áp lực'

Bà Ngô Thị Thu Hà (Giám đốc Trung tâm thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ) cho rằng, khuôn mẫu giới ...

Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em - Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em - Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

Cùng với hai trụ cột Chính trị-An ninh và Kinh tế của ASEAN, trụ cột Văn hóa-Xã hội luôn được Việt Nam quan tâm và ...

Để trẻ em được sống trong tình thương và sự bảo vệ

Để trẻ em được sống trong tình thương và sự bảo vệ

Được tổ chức vào tháng 6 hàng năm, Tháng hành động vì trẻ em nhắc nhở chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa công tác ...

Đảm bảo tất cả trẻ em hưởng tất cả các quyền của mình

Đảm bảo tất cả trẻ em hưởng tất cả các quyền của mình

Cách đây 8 năm, vào ngày 14/4/2014, Nghị định thư bổ sung thứ ba của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em chính ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động