Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps kêu gọi các đồng minh đảm bảo tài trợ cho Ukraine. (Nguồn: AP) |
Ngày 15/5, trả lời phỏng vấn tờ Telegraph, ông Shapps khẳng định: “Tôi không đề xuất và tôi không nghĩ có khả năng sẽ đề xuất đưa quân tới Ukraine. Tôi cũng không nghĩ điều đó là cần thiết”.
Tin liên quan |
Ukraine ‘thúc’ phương Tây tịch thu hết hơn 300 tỷ USD bị phong tỏa của Nga cũng không đủ, ‘vũ khí tài chính’ có thể mang ra đùa? |
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh đồng thời bày tỏ rằng, phương Tây cần "đảm bảo các đồng minh Ukraine sẽ được tài trợ phù hợp, được đào tạo bài bản... và có thể tiếp cận tất cả các thiết bị mà họ cần".
Theo Bộ trưởng Shapps, các nước phương Tây không cần phải nghĩ ra những cách thức mới để giúp đỡ Ukraine mà cần tăng cường sự hỗ trợ hiện có đến mức độ như Anh cung cấp. Trước đó, London tuyên bố sẽ cấp cho Kiev 3 tỷ Bảng “viện trợ quân sự” hàng năm.
Lãnh đạo bộ trên cũng lên tiếng phản đối ý tưởng cử cựu quân nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Ukraine để huấn luyện lực lượng của quốc gia Đông Âu, vì ông “không muốn vượt quá giới hạn” mà từ đó có thể dẫn đến kết quả là quân nhân Anh có mặt chiến trường.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, ông không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine nếu Kiev yêu cầu cung như Nga đột phá tiền tuyến. Theo ông, “nhiều nước” đồng ý với cách tiếp cận của Pháp về khả năng gửi quân.
Động thái của ông Macron đã khiến khối đồng minh phương Tây của Ukraine dấy lên tranh cãi. Người đứng đầu NATO, Mỹ, Đức và nhiều nước khẳng định sẽ không gửi quân đến quốc gia đang trong năm xung đột thứ 3 với Nga.
Tuy nhiên, ngày càng có thêm các quốc gia đưa ra quan đểm đồng thuận với Pháp, trong đó có các nước ở Baltic như Lithuania, Estonia, Latvia.
Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho biết, nước này hiện không có đề xuất cụ thể nào về việc triển khai quân tới chiến trường Ukraine, tuy nhiên không loại trừ khả năng sẽ cân nhắc lựa chọn như vậy nếu có đề xuất.
Trong bài phỏng vấn được đăng tải trên cổng thông tin innews mới đây, cựu Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhận định, các nước châu Âu đã bị chia rẽ khi phải đối mặt với Nga.
Ông Rasmussen nói: “Các nước châu Âu quá chậm chạp, quá yếu. Chúng ta đã cho Ukraine những gì họ cần để tồn tại chứ không phải để giành chiến thắng. Châu Âu quá chia rẽ khi đối mặt với Nga”.
Theo chính trị gia người Đan Mạch, NATO lo ngại nếu xảy ra khả năng ông Donald Trump trở lại nắm quyền Tổng thống Mỹ, điều này có thể trở thành “thách thức lớn” cho liên minh quân sự này.
Cựu lãnh đạo liên minh quân sự cũng cho rằng, cần mời Ukraine tham gia NATO tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 7 tới ở Washington. Việc Kiev gia nhập NATO cần diễn ra muộn nhất vào năm 2028.
| Tin thế giới 15/5: Ukraine gửi chi viện đến 'chảo lửa' Kharkov, Tân Thủ tướng Singapore tuyên thệ, Hải quan Libya âm mưu buôn lậu 26 tấn vàng Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài) tuyên thệ, Mỹ cảnh báo về động thái mới của Ấn ... |
| Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức? Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt chân đến thủ đô Bắc Kinh vào sáng 16/5 (giờ địa phương), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà ... |
| Mỹ cam kết sát cánh, khẳng định đưa Ukraine vào NATO; lý do khiến ông Zelensky hủy chuyến đi Tây Ban Nha? Trong chuyến thăm thứ 4 tới Kiev kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine hồi tháng 2/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trấn ... |
| Tổng thống Nga thăm Trung Quốc: Giữ truyền thống, rộng tương lai Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc ngay sau khi tái cử phản ánh mối quan hệ ngày một khăng khít ... |
| EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc Trước những bước đi sớm đầy khôn ngoan của Trung Quốc và Mỹ, nếu châu Âu muốn đạt mục tiêu “tự chủ chiến lược", duy ... |