Thực tế có đúng là như vậy?
Một bài báo mới đây của tác giả Robert Samuelson đăng trên tạp chí Newsweek của Mỹ đã lên tiếng “minh oan” cho các công ty đa quốc gia của nước này, đồng thời chỉ ra những điểm mà ông cho là chưa hợp lý trong nhận định của ông Obama.
Nước Mỹ là một đất nước của những công ty đa quốc gia. Hầu hết những thương hiệu lớn của quốc gia này là Coca-Cola, IBM, Microsoft hay Carterpillar... đều là các công ty đa quốc gia. Mặt khác, Mỹ cũng là địa bàn hoạt động của các công ty đa quốc gia đến từ các nền kinh tế khác. Năm 2006, các công ty nước ngoài sử dụng 5,3 triệu lao động tại Mỹ. Việc hãng xe Fiat của Italy đạt thỏa thuận thâu tóm hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ Chrysler càng chứng minh mức độ xuyên biên giới của hoạt động kinh doanh trong thế giới ngày nay.
Đối với nhiều người, công ty đa quốc gia là một khái niệm gây phiền toái. Vấn đề ở đây là sự trung thành. Người ta thường nghĩ “công ty của nước mình” phải phục vụ những lợi ích lớn của đất nước, thay vì tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ nhất, những quy định lỏng lẻo nhất và những mức thuế suất thấp nhất trên thế giới. Trong đó, thuế là câu chuyện “nóng” hơn cả. Vấn đề đặt ra là, các công ty đa quốc gia của Mỹ nên bị đánh thuế vào phần lợi nhuận mà họ kiếm được ở bên ngoài biên giới nước mẹ như thế nào mới phù hợp?
Theo như nhận định của Tổng thống Obama, hệ thống thuế của Mỹ hiện nay đầy những lỗ hổng. Theo ông Obama, những lỗ hổng này là “tác phẩm” của “các nhà vận động hành lang cấu kết chặt chẽ”, cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ né thuế ở Mỹ, trong khi tạo việc làm cho các quốc gia có mức thuế suất thấp. Với cách nhìn như vậy, ông Obama đề xuất “san lấp” những lỗ hổng này, để đưa việc làm trở lại cho người dân Mỹ, và tăng tiền thuế thu về thêm 210 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Tuyên bố trên của ông Obama đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của dư luận. Nhưng trên thực tế, vấn đề không hẳn là như vậy.
Vấn đề thứ nhất, ông Obama cho rằng, với sự hỗ trợ của các nhà vận động hành lang, các công ty đa quốc gia của Mỹ hưởng mức thuế dễ chịu đánh vào phần lợi nhuận mà họ chuyển từ nước ngoài về nước, và do đó, những công ty này hưởng lợi nhiều hơn các công ty đa quốc gia của các nước khác.
Thực tế hoàn toàn khác. Phần lớn các quốc gia không đánh thuế vào phần lợi nhuận thu được từ thị trường nước ngoài mà các công ty đa quốc gia của họ thu được.
Lấy một công ty đa quốc gia của Thụy Sỹ hoạt động tại Hàn Quốc làm ví dụ. Công ty này trả 27,5% thuế lợi nhuận doanh nghiệp tại Hàn Quốc và đưa về nước số lợi nhuận còn lại mà không phải trả thêm đồng thuế nào tại Thụy Sỹ.
Ngược lại, một công ty Mỹ tại Hàn Quốc cũng phải nộp thuế tại Hàn Quốc, nhưng nếu mang số lợi nhuận còn lại về nước, họ sẽ đối mặt mức thuế doanh nghiệp 35% tại Mỹ. Các công ty Mỹ có thể trì hoãn việc nộp thuế bằng cách giữ lợi nhuận ở nước ngoài, và trên thực tế đã rất nhiều doanh nghiệp đã làm vậy. Tới khi chuyển số lợi nhuận này về nước, các công ty này nhận tín dụng cho phần thuế đã nộp ở nước ngoài. Trong trường hợp này, họ chỉ phải phải trả phần thuế chênh lệch giữa thuế suất ở Hàn Quốc (27,5%) và thuế suất ở Mỹ (35%).
Vấn đề thứ hai, ông Obama cho rằng, khi đầu tư ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia của Mỹ khiến thị trường việc làm trong nước thiệt hại.
Thực tế không hẳn là như vậy. Đúng là là đã có nhiều công ty Mỹ đã đóng cửa nhà máy tại Mỹ và mở nhà máy ở nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các vụ đầu tư của các công ty đa quốc gia Mỹ ở nước ngoài là nhằm phục vụ thị trường địa phương ở đó. Theo nhà kinh tế Fritz Foley thuộc Đại học Harvard, chỉ có khoảng 10% sản lượng ở nước ngoài của các công ty này được xuất khẩu trở lại Mỹ.
Khi hãng bán lẻ Wal-Mart mở một cửa hiệu ở Trung Quốc, điều này không đồng nghĩa với việc họ đóng cửa một siêu thị ở Mỹ. Thay vào đó, doanh số tăng thêm ở thị trường nước ngoài sẽ tạo thêm việc làm ở Mỹ ở các bộ phận quản lý, nghiên cứu và phát triển, cũng như tăng xuất khẩu linh kiện hàng từ Mỹ. Khoảng 90% hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty đa quốc gia Mỹ diễn ra trên đất Mỹ.
Một nghiên cứu của các nhà kinh tế học Foley và Mihir Desai thuộc Đại học Harvard, cùng nhà kinh tế học James Hines thuộc Đại học Michigan ước tính, mỗi khi số lao động của công ty đa quốc gia Mỹ ở nước ngoài tăng thêm 10%, số việc làm ở Mỹ tại các công ty này sẽ tăng thêm 4%.
Vấn đề thứ ba, ông Obama cho rằng, việc “san lấp” những lỗ hổng về thuế doanh nghiệp ở nước ngoài, buộc các công ty đa quốc gia phải nộp đúng phần thuế mà họ phải nộp, qua đó sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng ngân sách liên bang Mỹ hiện nay.
Thực tế, đây có thể là một “giấc mơ”. Số tiền thuế thu về tăng thêm 210 tỷ USD trong 10 năm mà ông Obama ước tính thực ra đã nằm trong kế hoạch ngân sách của ông. Ngoài ra, theo số liệu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), số tiền này chỉ chiếm có 6/10 trong 1% của tổng số tiền thuế 32.000 tỷ USD của nước Mỹ trong thời kỳ này. Tệ hơn, CBO còn dự báo, thâm hụt ngân sách “bất tận” của chính quyền Obama trong thập kỷ tới sẽ lên tới 9.300 tỷ USD.
Liệu đề xuất của ông Obama có giúp tạo thêm việc làm ở Mỹ hay không là một câu hỏi mở. Về phương diện kỹ thuật, ông Obama sẽ tăng thuế đánh vào lợi nhuận thu về từ thị trường nước ngoài của các công ty đa quốc gia thông qua con đường hạn chế sử dụng chính sách cho các công ty này trì hoãn chuyển lợi nhuận về nước và dùng tín dụng thuế nước ngoài như hiện nay. Theo lý thuyết, thuế cao hơn đánh vào lợi nhuận từ thị trường bên ngoài sẽ thúc đẩy các công ty đa quốc gia Mỹ đầu tư nhiều hơn vào thị trường trong nước.
Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất của ông Obama rốt cục có thể sẽ gây thiệt hại cho việc làm của người Mỹ. Bị đánh thuế nặng hơn, các công ty đa quốc gia của Mỹ sẽ gặp khó hơn khi cạnh tranh với các đối thủ châu Âu và châu Á. Một số cơ sở làm ăn ở nước ngoài của họ có thể bị các đối thủ có ưu thế hơn về thuế thâu tóm. Ngoài ra, các bộ phận hỗ trợ tại Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. “Như thế, nhiều việc làm tốt ở mảng quản lý ở Chicago hay New York sẽ mất đi”, chuyên gia Gary Hufbauer thuộc Viện Peterson nói.
Nếu tính cả thuế tiểu bang, thuế suất thuế doanh nghiệp của Mỹ lên tới hơn 39%, chỉ thua mỗi Nhật Bản nếu xét trong các nước giàu. Tuy nhiên, thuế suất thực tế còn được giảm xuống thông qua các hình thức ưu đãi (chủ yếu áp dụng cho phần lợi nhuận tại Mỹ). Chính do những ưu đãi này, hệ thống thuế của Mỹ càng thêm cồng kềnh và tốn kém.
Chuyên gia Hufbauer cho rằng, lẽ ra ông Obama nên được cố vấn cắt giảm thuế suất và bù lại bằng cách ngừng áp dụng các hình thức ưu đãi. Cách này sẽ giúp cắt giảm chi phí và tránh được sự gian lận.
Theo VnEconomy, Newsweek
“Nỗi oan” của các công ty đa quốc gia Mỹ
Ngày 4/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu, hệ thống thuế của nước này “đầy những lỗ hổng, giúp các công ty né tránh hợp lý tới mức hoàn hảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế”.
Tags:
Xem nhiều
Đọc thêm
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông
UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng
Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to
Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024
Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024
Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga
Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo
Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?
EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, vì sao?
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc
Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết
Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ
Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội
Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội
Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á
Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án
Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua
Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.