TIN LIÊN QUAN | |
Xem kịch rối dây Nhật Bản tại Việt Nam | |
Nhà hát Kịch Việt Nam mang Hamlet tới Singapore |
Làm nghệ thuật từ năm 1970 cho đến nay và đã gắn bó lâu dài với sân khấu kịch nói. Chị hẳn là người cảm nhận rõ nhất về sự đổi thay trong đời sống thưởng thức nghệ thuật của khán giả?
Ngày xưa, thời kỳ chiến tranh cho đến bao cấp, cuộc sống khó khăn và chật vật lắm mà khán giả lúc nào cũng nhu cầu đến các nhà hát để xem. Thời ấy, mọi người sống với nhau lãng mạn, thong thả lắm và không có bấn loạn như thời nay. Dường như con người ở đời sống hiện đại không dành thời gian hoặc không ưu tiên nhiều cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật.
Chứ không phải do các nhà hát công hiện nay chưa thu hút được khán giả?
Chúng ta cần phải nhìn một cách tích cực là không có cái gì cho không hoặc biếu không và việc nuôi nấng từ A-Z sẽ không tốt cho sự phát triển thực sự. Ở các nước, như Nhật Bản, họ cũng có các nhà hát công của thành phố, quận nhưng có thể chưa được tạo điệu kiện tốt như chúng ta. Thực sự, họ rất ngưỡng mộ và khâm phục Việt Nam khi kinh tế còn khó khăn vẫn có nhiều nhà hát công, thể hiện sự trân trọng với văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, khi họ hỏi có bán vé được không thì tôi không trả lời được. Giá như chúng ta luôn ý thức được trách nhiệm trong việc sáng tạo cũng như làm thế nào tập hợp mọi trí lực để có thể bán được vé như ngày xưa.
Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh. |
Vậy theo chị, khó khăn lớn nhất của các nhà hát công là gì?
Theo tôi, khi chúng ta còn mời không, mặc nhiên khán giả sẽ nghĩ của cho không sẽ không có giá trị lắm. Thực tế có rất nhiều các show ca nhạc và nghệ thuật có giá vé rất cao như nhạc Phú Quang hay Trịnh Công Sơn vẫn bán cháy vé. Như vậy, cần hỏi lại về cách thức quảng cáo, cũng như sự đầu tư cho sân khấu kịch chưa cao.
NSND Lê Khanh tên thật là Trần Mai Khanh, sinh năm 1963 tại Hà Nội. Với những thành công trong lao động nghệ thuật và nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả, Lê Khanh là trường hợp hiếm hoi được phong danh hiệu NSƯT, NSND trước tuổi. Hiện chị đang là Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. |
Những năm gần đây, Nhà hát Tuổi trẻ đã bắt tay vào công cuộc xã hội hóa sân khấu, đời sống của anh em nghệ sĩ đã được cải thiện ra sao, thưa chị?
Thực tế, hiện nay các nghệ sĩ đã năng động hơn nhiều. Nếu chỉ đợi các tác phẩm và thụ hưởng thu nhập từ tiền công thì ít lắm. Vì vậy, chúng tôi phải tập hợp nhau lại, cùng tìm kiếm những kịch bản tốt rồi cùng làm và đi vào sản xuất. Bên cạnh sự năng động, chúng tôi luôn có nhiều "món hàng" với nhiều thể loại để có thể phục vụ khán giả ở mọi đối tượng. Trong Nhà hát, bên cạnh những người thích diễn còn có những người thích làm công việc như tổ chức biểu diễn. Niềm đam mê này cũng giống như những nghệ sĩ biểu diễn khác khi tìm được cách kết nối và đưa được sản phẩm đến với công chúng.
Về không khí, có lẽ, chưa có một nhà hát nào mà mọi người luôn thích đến cơ quan làm việc như Nhà hát Tuổi trẻ. Đời sống của tất cả các nhân viên đều được cải thiện rõ hơn. Tuy nhiên, đổi lại chúng tôi phải trả giá bằng sự bận rộn, công sức đầu tư cho lao động nên hầu như ít có thời gian nghỉ ngơi cũng như dành cho gia đình.
Vậy hiệu quả của dự án “Chắp cánh niềm tin” mà Nhà hát Tuổi trẻ đang thực hiện như thế nào, thưa chị?
Dự án hợp tác ấy đã diễn ra không chỉ một lần, mà đã được thực hiện hiệu quả và lan tỏa đến lần thứ 2, 3. Đây là sự hợp tác rất thú vị, đồng hành để truyền bá văn hóa nghệ thuật vào cộng đồng, cũng như giúp doanh nghiệp có cơ hội làm công việc xã hội. Đây cũng là một hình thức làm công tác xã mới, tạo ra giá trị nhân văn: đưa khán giả vào rạp, giúp mọi người hiểu nghệ thuật, thư giãn cũng như ngộ ra những giá trị chân - thiện - mỹ.
Có thể nói, dự án đã đem thế giới tinh thần đến mọi người và giúp lan tỏa văn hóa và đưa các tác phẩm đi xa hơn vào các vùng dân cư. Hiệu quả rõ nhất có thể nhìn thấy là hàng trăm đêm nhạc đã kéo hàng nghìn khán giả đến rạp, thay vì họ chỉ ở nhà và tự đánh mất nhu cầu giải trí.
Nghệ sĩ Lê Khanh biểu diễn kịch rối dây cùng các nghệ sĩ Nhật Bản. (Nguồn: Tổ quốc) |
Là nghệ sĩ có nhiều cơ hội đi giao lưu tại nhiều nước, kinh nghiệm quý giá nào mà chị học được từ môi trường lao động nghệ thuật ở quốc tế?
Bài học đầu tiên chính là tính kỷ luật và chú tâm cao độ cho nghề. Làm nghệ thuật đừng hời hợt. Nếu chúng ta lao động nghiêm túc và làm việc hết mình thì chắc chắn sẽ được hưởng quả ngọt trong nghệ thuật.
Bài học thứ hai là lao động nhóm và tương tác nhóm. Rất tiếc ở Việt Nam, ai đó đã nói rằng “một người làm tốt thì 3 người làm hỏng” lại đúng. Như vậy, mỗi nghệ sĩ cần phải trân trọng trí tuệ nhóm, qua quá trình tương tác - phản biện mới chọn lọc và tìm được những gì tinh túy nhất của nhau. Khi ra nước ngoài, tôi thấy những nghệ sĩ luôn tôn trọng tất cả những công sức của nhau. Sáng gặp, họ kính cẩn chào nhau rồi cảm ơn “vì hôm nay đã hợp tác với tôi”. Cuối ngày về họ lại cảm ơn “vì hôm nay đã cho tôi làm phiền”. Từ chị lao công đến người soát vé và những người làm đèn sau sân khấu, họ đều nghiêm chỉnh và tôn kính chào nhau như vậy.
Bài học thứ ba là phải học, phải đi xa về gần để xem thế giới họ đang làm gì, có gì mới mẻ. Nếu chúng ta chỉ ở nhà xem nhau, sẽ không biết mình đang ở đâu. Tóm lại là phải luôn học hỏi ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi để trau dồi và làm giàu cho nghề nghiệp của chính mình.
Xin cảm ơn chị!
“Công lý không gục ngã”: Ước vọng của muôn đời Tối 17/5, tại Hà Nội, Nhà hát Tuổi trẻ đã chính thức công diễn vở kịch “Công lý không gục ngã” của tác giả Lê ... |
Tản mạn với Đặng Thái Sơn Để gặp được NSND Đặng Thái Sơn thật khó bởi lịch làm việc dày đặc của ông. Nhưng, cũng sẽ thật dễ, nếu như bạn ... |
Kể chuyện “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” bằng kịch hình thể Tối 26/ 8, vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba da hàng thịt” lần đầu tiên được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới ... |