NTK Xuân Thu giới thiệu tập thơ 'Tiếng xa' cho cha và bộ sưu tập thời trang mới |
Tác giả Thiệp Nguyễn tên thật là Nguyễn An Ninh, từng là kỹ sư chế tạo máy. Ông sinh năm 1940, tại Ân Thi Hưng Yên trong gia đình có truyền thống văn chương, cụ là Chánh thôn Nhân Lý, ông nội là giáo Tung, bố là ông giáo San. Có lẽ vì thế, tình yêu văn chương đã ngấm vào Thiệp Nguyễn ngay từ thời trẻ.
Mặc dù không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, ông thường xuyên làm thơ với nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó, phần lớn các bài thơ của ông là về niềm tin với Đảng quảng vinh, tình yêu với đất nước, quê hương. Nhiều bài thơ thể hiện tình cảm gia đình.
Nguyễn Thiệp chưa từng nhận mình là nhà thơ, chỉ gọi mình đơn thuần là một người yêu thơ dù đã sáng tác được…. bài thơ. Ông đã có những bài thơ được đăng trên Tạp chí Cộng sản quận Ba Đình như: "Mãi tin theo Đảng", "Đồi đã mang tên", "Đến thăm mộ liệt sĩ Bế Văn Đàn", được đăng trên tạp chí Cộng sản Quận Ba Đình (Trang 175/189/198 trong tập thơ “Tiếng xa”). Thơ của ông chân phương nhưng nhiều cảm xúc, chân thành và duy mỹ. Ông tham gia vào câu lạc bộ thơ của phường, cùng các bạn thơ giao lưu, đàm đạo, lan tỏa tình yêu thơ với những người trẻ.
Bước sang tuổi 85, sức khỏe giảm sút nhưng tình yêu với thơ của Nguyễn Thiệp không suy giảm. Nằm trên giường bệnh, ông vẫn kè kè tập giấy bút, để mỗi khi khỏe hơn ông lại làm thơ để lưu giữ những kỷ niệm của mình.
Để kỷ niệm cuộc đời yêu thơ của cha, NTK Xuân Thu – con gái của tác giả Nguyễn Thiệp đã phối hợp với Nhà Xuất bản Thế giới xuất bản tập thơ “Tiếng xa”. Nói về tập thơ của cha mình, NTK Xuân Thu cho biết, tâm hồn văn chương của cha đã có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của chị. Nhiều bài thơ về tình cha con ông viết dành riêng cho vợ, cho con gái (NTK Xuân Thu) có sức lan tỏa đến các thành viên trong gia đình. “Cha tôi là người truyền cảm hứng, chắp cánh cho tôi thực hiện ước mơ trở thành một nhà thiết kế. Năm 1980 ông đã khơi gợi năng khiếu hội họa của tôi, dẫn dắt tôi đến với cuộc thi “Ước mơ năm 2000” do Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức. Sau cuộc thi này, ước mơ trở thành một NTK ngày càng lớn và đó cũng như là nền móng vững chắc để tôi trở thành một nhà thiết kế thành công như bây giờ”, NTK Xuân Thu chia sẻ.
Nhận xét về tập thơ “Tiếng xa” của tác giả Nguyễn Thiêp, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, đọc các bài thơ trong “Tiếng xa”, thấy rõ con người của Nguyễn Thiệp luôn lạc quan, yêu đời, yêu nước. Nhiều bài thơ thể hiện tinh thần đồng chí, đồng đội sâu sắc.
Để tri ân cha mình, NTK Xuân Thu còn thực hiện bộ sưu tập thời trang mới có tên giống như tên gọi của tập thơ – “Tiếng xa”. BST "Tiếng xa” gồm 9 mẫu thiết kế, mang gam màu xanh, vàng là chủ đạo, gửi gắm thông điệp về khát vọng những điều tốt đẹp, như những chiếc lá xanh non trong không gian đầy nắng vàng. Các thiết kế được làm bằng chất liệu tơ lụa truyền thống, thân thiện, nhẹ nhàng, mát mẻ rất phù hợp với mùa hè. “Bộ sưu tập “Tiếng xa” cũng truyền tải thông điệp về tinh thần lạc quan, yêu đời như cách bố tôi truyền tải trong tập thơ của ông. Khi thực hiện bộ sưu tập này, tôi muốn mang đến cho công chúng yêu thời trang một cảm giác nhẹ nhõm và bình yên”, NTK Xuân Thu bày tỏ.
Trong buổi ra mắt tập thơ “Tiếng xa”, NTK Xuân Thu còn thực hiện buổi trình diễn thời trang ra mắt bộ sưu tập “Tiếng xa” và bộ sưu tập “Begin” NTK trẻ Nguyên Khanh – con gái chị. Việc trình diễn hai bộ sưu tập thời trang trong buổi ra mắt tập thơ “Tiếng xa” mang hàm ý về sự kế thừa truyền thống gia đình cùng những sáng tạo không giới hạn trong lĩnh vực thời trang. Bộ sưu tập “Begin” từng được NTK trẻ Nguyên Khanh giới thiệu và trình diễn trong sự kiện Lễ hội du lịch Áo dài Hà Nội 2022 và được giới chuyên môn đánh giá cao về sự sáng tạo mới mẻ, hiện đại của NTK mới 15 tuổi.
Kỷ lục áo dài Việt Nam với chiều dài 220,6m, nặng 250 kg Bộ "Non sông gấm vóc" của NTK Phương Hồ được trao kỷ lục áo dài đính kết thủ công dài nhất với chiều dài 220,6m, ... |
Ngắm hơn 6.000 người mặc áo dài, đội nón lá để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt trên phố Nha Trang MC Quyền Linh mặc áo dài cùng hàng nghìn người diễu hành trên phố Nha Trang... |