Nữ Đại sứ nước ngoài nói về bình đẳng giới ở Việt Nam

Khánh Linh
Phụ nữ Việt Nam có thể ghi dấu ấn và hiện diện nhiều hơn nữa, đặc biệt với các vị trí Bộ trưởng, Thứ trưởng và các vị trí cấp cao trong các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày Quốc tế Trẻ em gái: Đại sứ Thụy Điển trao quyền cho trẻ em gái Việt Nam
Đại sứ Ann Måwe và hai bạn gái được trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 1 ngày. (Nguồn: ĐSQ Thụy Điển tại Việt Nam)

Đại sứ Thụy Điển: Việt Nam đi đúng hướng trong đảm bảo bình đẳng giới

Theo Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong đảm bảo bình đẳng giới và đang đi đúng hướng trong lĩnh vực này.

Bà Ann Måwe chia sẻ, trong Hiến pháp năm 1946, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam sau khi giành độc lập, quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ đã được hiến định trong Điều 9 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và vào năm 2006, Việt Nam đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Chủ đề bình đẳng giới cũng được chú trọng và thể hiện trong quá trình xây dựng pháp luật như Luật Dân số, Luật Hôn nhân và gia đình…

Đánh giá cao “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030” của Việt Nam, nhà ngoại giao Thụy Điển cũng ấn tượng về mục tiêu khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp. Việt Nam phấn đấu tỷ lệ nữ giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Chiến lược cũng hướng tới giảm thời gian làm việc nhà của phụ nữ so với nam giới xuống 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030, cũng như lồng ghép nội dung bình đẳng giới vào chương trình học các cấp.

Tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường việc làm khá cao, đạt gần 70% và tương đương với tỷ lệ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bao gồm Thụy Điển. Trong cơ cấu lực lượng lao động, phụ nữ chiếm gần một nửa, tạo ra khoảng 40% giá trị của cải cho đất nước - theo bà Ann Måwe, đây là một con số ấn tượng.

Nhà ngoại giao Thụy Điển cho rằng những nỗ lực của Việt Nam trong xóa bỏ bất bình đẳng giới thời gian qua rất đáng được ghi nhận.

Tuy nhiên, bà cũng khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục cải thiện một số khía cạnh như bạo lực giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế-xã hội, hay tăng tỷ lệ nữ Bộ trưởng trong Chính phủ.

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1969, Thụy Điển triển khai hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác đa dạng với Việt Nam, trong đó có bình đẳng giới.

Trong thời gian tới, đất nước Bắc Âu tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thông qua Liên hợp quốc và các sáng kiến khu vực của Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và thúc đẩy bình đẳng giới vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên giữa hai nước.

Đại sứ Robyn Mudie (áo vàng) chụp ảnh cùng các nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie (giữa) chụp ảnh cùng các nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam, tháng 10/2021. (Nguồn: Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam)

Đại sứ Australia: Phụ nữ Việt Nam có thể ghi dấu ấn nhiều hơn nữa

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie đánh giá cao sự hiện diện của phụ nữ trong Quốc hội và cho rằng Luật bình đẳng giới của Việt Nam là một ví dụ điển hình về cam kết của Chính phủ đối với mục tiêu bình đẳng giới.

Bà Robyn Mudie bày tỏ tin tưởng phụ nữ Việt Nam có thể ghi dấu ấn và hiện diện nhiều hơn nữa, đặc biệt với các vị trí Bộ trưởng, Thứ trưởng và các vị trí cấp cao trong các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ.

“Khi phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo về chính trị, các chính sách sẽ được định hình dựa trên việc phản ánh nhu cầu và nguyện vọng của nữ giới, hay nói cách khác các vấn đề có liên quan đến phụ nữ, như chênh lệch tiền lương và bạo lực trên cơ sở giới sẽ được giải quyết một cách tôn trọng”.

Nữ Đại sứ cho biết, để đạt được sự bình đẳng ở các cấp cao hơn đòi hỏi một đội ngũ phụ nữ trẻ được truyền cảm hứng và trang bị kiến thức cũng như kỹ năng để đảm nhận các vị trí lãnh đạo.

Việc xây dựng đội ngũ này cần phải bắt đầu sớm, thông qua việc truyền tải thông điệp tích cực, tạo ra và thúc đẩy cơ hội cho trẻ em gái từ khi còn trên ghế nhà trường.

Về tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ điều hành, Australia có 35% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, tương đương với tỷ lệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Đại sứ Robyn Mudie khuyến nghị cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong nền kinh tế và đây là vấn đề cấp thiết.

Theo nhà ngoại giao Australia, dù tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo và làm chủ của Việt Nam cao so với các nước láng giềng. Song các doanh nghiệp này thường có quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ và gặp nhiều thách thức hơn trong việc tiếp cận nguồn tài chính để mở rộng và hỗ trợ hoạt động bền vững, có khả năng chống đỡ trước cú sốc kinh tế...

Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ là ưu tiên hàng đầu và lâu dài trong mối quan hệ giữa Australia với Việt Nam.

Bà Robyn Mudie khẳng định, sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực kinh tế hỗ trợ đẩy nhanh tăng trưởng đồng đều và bền vững ngày càng được công nhận trên thế giới. Điều này cần áp dụng ngay trong quá trình hồi phục sau những tác động kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.

Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường sử dụng nhiều lao động nữ, cung cấp dịch vụ và sản xuất các sản phẩm cho phụ nữ. Điều này tạo ra một vòng tròn khép kín có ý nghĩa về mặt đạo đức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ.

Trong 5 năm qua, việc hỗ trợ phụ nữ trong kinh doanh đóng vai trò trung tâm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác phát triển của Australia đối với Việt Nam.

Đại sứ Robyn Mudie cho biết có hai chương trình thể hiện rõ nhất sự ủng hộ của Australia đối với Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đó là Chương trình Đầu tư vào phụ nữ góp phần thay đổi tư duy trong hỗ trợ đầu tư tài chính phục vụ tăng trưởng kinh doanh của phụ nữ và Chương trình GREAT của Australia với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Sơn La và Lào Cai.

Ấn tượng 'đội quân tóc dài' thời hiện đại

Ấn tượng 'đội quân tóc dài' thời hiện đại

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ của Việt Nam thể hiện sinh động qua việc phụ nữ tham ...

Nhà văn Di Li với những câu chuyện nhỏ của đàn bà

Nhà văn Di Li với những câu chuyện nhỏ của đàn bà

Nhân dịp 8/3, nhà văn Di Li ra mắt cuốn tản văn 'Chuyện nhỏ đàn bà' viết về những nỗi niềm của phái yếu một ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động