Nữ du học sinh Việt tại Mỹ: Sống cùng đại dịch và nạn kỳ thị người gốc Á để nuôi dưỡng đam mê

Hà Anh
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều du học sinh Việt không thể trở về quê hương. Ở lại đồng nghĩa với khó khăn nhưng Vũ Hồng Dung (Julie Vũ) – một cô gái trẻ đang làm việc và học tập tại New York luôn giữ tâm thế đối diện thử thách để theo đuổi đam mê...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Một thân một mình nơi xứ người giữa đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp hẳn là một thử thách đối với một cô gái trẻ?

Đại dịch Covid-19 trở nên nghiêm trọng tại Mỹ từ tháng 3/2020, khi đó tôi đang làm việc cho Công ty thời trang DKNY và theo học thạc sĩ ở New York.

Khoảng thời gian này công việc và việc học tập của tôi vẫn diễn ra bình thường qua trực tuyến. Mọi hoạt động và giao tiếp bên ngoài đều bị hủy bởi mọi người phải tuân thủ giãn cách xã hội. Hơn một năm rồi, tôi chưa được gặp bạn bè và đồng nghiệp và cũng không được về thăm nhà ở Việt Nam.

Nữ du học sinh Việt tại Mỹ: Sống cùng đại dịch và nạn kỳ thị người gốc Á để nuôi dưỡng đam mê
Nữ du học sinh Vũ Hồng Dung. (Ảnh: NVCC)

Hiện nay, thành phố nơi tôi ở mọi thứ đang dần trở lại bình thường và nhiều người đã được tiêm vaccine. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội tôi lại có thêm nhiều thời gian cho việc sáng tác và vẽ tranh hơn. Mỗi tối sau giờ làm việc, tôi đều dành 2 đến 3 tiếng cho sáng tác.

Được sáng tạo nghệ thuật nên tôi cũng quên đi việc mình phải ở trong nhà để tránh dịch. Tôi tìm thấy được niềm vui khi được ở một mình sáng tạo nghệ thuật. Vì dịch Covid-19 nên cơ hội triển lãm tranh online cũng nhiều hơn. Hoạ sĩ ở bên này cũng được hỗ trợ rất nhiều từ các quỹ khác nhau. Bởi vậy, công việc của tôi thì vẫn làm online đến hết năm 2021.

Phong cách hội họa Abstract Expressionism mà bạn đang theo đuổi có gì đặc biệt?

Abstract Expressionism có thể hiểu nghĩa tiếng Việt là chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng. Đây là một trường phái hội họa, là một khuynh hướng nghệ thuật thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai. Nó khởi nguồn từ Mỹ và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, đưa thành phố New York trở thành trung tâm nghệ thuật của phương Tây, mà trước đây mọi thứ hoàn toàn thuộc về châu Âu như Pháp, Italy.

Trong các trường phái hội họa, tôi chọn phong cách này vì thích sự kết hợp giữa tính tự nhiên và những biểu hiện sáng tạo có chủ tâm trong những tác phẩm thể loại này.

Cảm xúc trong lúc vẽ tranh là tính tính chất tự nhiên nhưng thực ra tất cả đều được nghệ sĩ sáng tác, thực hiện theo một kế hoạch cụ thể. Vì vậy, những tác phẩm thuộc thể loại Abstract Expressionism thể hiện được vẻ đẹp của tác phẩm không những qua thị giác mà còn qua cả xúc cảm.

Tại sao bạn lại chọn lĩnh vực nghệ thuật hiện có rất ít sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ?

Với đam mê hội họa đương đại nên sau khi nhận được gói học bổng từ trường Augustana bang South Dakota, năm 2013, tôi quyết định sang Mỹ du học.

Tốt nghiệp đại học, tôi chuyển đến thành phố New York rồi sau đó làm việc cho công ty thời trang COACH. Ở đây, tôi phụ trách mảng thiết kế trang web và email marketing cho COACH ở Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Anh, Australia.

Có thể nói, học ngành nghệ thuật bên Mỹ có rất nhiều mặt thuận lợi. Tôi có nguồn tài liệu vô tận để đọc, nghiên cứu về tranh vẽ và các họa sĩ khác nhau trên toàn thế giới. Tôi có thể đi bảo tàng xem tranh mọi lúc mọi nơi nếu muốn và cảm thấy may mắn vì có cơ hội đi xem tranh ở rất nhiều bảo tàng lớn khác nhau ở Mỹ.

Tôi nghĩ, một trong những điều quan trọng nhất trong hội họa đó là việc học hỏi qua cách quan sát nghệ thuật từ những hoạ sĩ đương đại, cũng như các họa sĩ từ những thế kỉ và thập kỉ khác. Hơn nữa, việc mua đồ dùng để phục vụ việc sáng tác tranh cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, môi trường giáo dục bên Mỹ luôn khuyến khích tìm cái tôi riêng trong những tác phẩm của mình. Tôi có thể sáng tác tranh trên tất cả các chất liệu nào và nhà trường sẵn sàng giúp đỡ người học tìm chất liệu cho việc thể hiện ý tưởng.

Vậy đâu là những khó khăn đối với một du học sinh đến từ Việt Nam?

Cùng với những thuận lợi thì đương nhiên tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Học nghệ thuật nói chung hay hội họa nói riêng bên Mỹ đều khá đắt đỏ và tính cạnh tranh rất cao, đòi hỏi tôi phải luôn chăm chỉ sáng tác với tần suất cao.

Bên cạnh đó, tôi cũng phải dành một phần lớn thời gian để nghiên cứu chất liệu và tìm cái tôi cho những tác phẩm của mình.

Nữ du học sinh Việt tại Mỹ: Sống cùng đại dịch và nạn kỳ thị người gốc Á để nuôi dưỡng đam mê
Thời gian dịch bệnh cũng là thời gian để cô gái trẻ Vũ Hồng Dung sáng tạo nghệ thuật. (Ảnh: NVCC)

Khó khăn lớn nhất của tôi khi học xa nhà chính là sự cân bằng giữa việc học và việc nhà. Ở xa nhà, thì việc gì cũng phải làm, từ đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, làm giấy tờ, kiểm soát tài chính...

Nếu một ngày có thêm 24 giờ, tôi còn muốn đi chơi, giao lưu nhiều hơn với bạn bè, đồng nghiệp. Thế nhưng, động lực của tôi chính là niềm mơ ước trở thành một nghệ sĩ được nhiều người biết đến và tranh của mình được trưng bày tại các bảo tàng trên thế giới.

Không chỉ dịch bệnh, còn vấn đề gì có thể cản trở cuộc sống của bạn hiện tại?

Hiện tại ở Mỹ vẫn là thời điểm khó khăn, trong khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, thì tình trạng kỳ thị người gốc Á cũng là vấn đề khiến tôi lo lắng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, mình có sợ cũng không làm gì được, nên phải giữ bình tĩnh để bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất.

Tôi vẫn thấy có nhiều người tốt ở xung quanh mình. Tôi tin rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại. Hiện tại, tôi rất mong sớm được tiêm vaccine để một ngày gần nhất có thể trở về Việt Nam, vì nhớ nhà, nhớ bạn bè ở Hà Nội lắm rồi!

Xin cảm ơn bạn!

TIN LIÊN QUAN
Italy - Điểm đến du học ngày càng được ưa chuộng của sinh viên Việt Nam
Chuyến trải nghiệm thú vị và 'đau tim' ở hồ băng sâu nhất thế giới của nhóm du học sinh Việt
Du học sinh Việt Nam tại Pháp và những sáng kiến ý nghĩa mùa dịch
Việt Nam đứng thứ tư về số lượng du học sinh tại Australia trong năm 2020
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ bồi hồi nhớ hương vị Tết quê nhà

Hà Anh (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động