Từ đầu năm đến 15/9, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,34 tỷ USD, tăng 17,82% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 15 ngày đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12,75 tỷ USD.
Trong đó, điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may là 4 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong nửa đầu tháng này.
Ngoài ra còn nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản…
Tính chung từ đầu năm đến 15/9, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,34 tỷ USD, tăng 17,82% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 40 tỷ USD.
Chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,59 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/9 lên 260,7 tỷ USD, tăng 13,15%, tương đương kim ngạch 30,3 tỷ USD.
Như vậy, nửa đầu tháng 9 nước ta nhập siêu khoảng 840 triệu USD, nhưng lũy kế từ đầu năm đến 15/9 vẫn đạt thặng dư 4,64 tỷ USD.
Từ đầu năm đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 526,04 tỷ USD, tăng hơn 70 tỷ USD so với cùng kỳ 2021.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2022, ngay từ thời điểm đầu năm, cơ hội lớn nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực, mở rộng hơn cánh cửa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia thành viên.
Hơn nữa, RCEP có sự tham gia tích cực của Trung Quốc nên giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, từ đó sản xuất hàng hóa xuất khẩu đi các thị trường lớn tại châu Âu, châu Mỹ… có thể tăng thêm lợi nhuận và thị phần.
Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đã và đang bước vào giai đoạn cắt giảm mức thuế quan lớn hơn, ưu đãi nhiều hơn cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 thuyên giảm nên càng giúp thúc đẩy thương mại.
Tuy nhiên, cơ hội song hành cùng thách thức, tình hình lạm phát, suy thoái còn nhiều bất định, nhất là tại châu Âu và Mỹ. Hơn nữa, tình hình chiến sự giữa Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, lương thực còn kéo dài, đe đọa đến tính bền vững của thu nhập khả dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển, tạo áp lực khiến mức tiêu dùng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không còn như trước.
Đặc biệt, mức độ kéo dài của khó khăn còn phụ thuộc vào tình hình biến động địa chính trị tại nhiều quốc gia, cũng như tính đúng đắn trong điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ và các nước châu Âu, kể cả Việt Nam.
Các chuyên gia dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỷ USD. Cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%.
| 8 tháng năm 2022: 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD Trong 8 tháng năm 2022, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu ... |
| Xuất khẩu ngày 22-24/7: Tìm cách 'phất cờ' cho trái sầu riêng; Việt Nam thu 29,17 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại, linh kiện Tìm cách "phất cờ" cho sầu riêng Việt; doanh nghiệp xuất khẩu mỳ tôm cần làm gì để tránh bị "tuýt còi" ở châu Âu?; ... |
| Nửa đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào tăng mạnh Trong nửa đầu năm 2022, kim ngạch thương mai hai chiều giữa Việt Nam-Lào đạt hơn 824 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ ... |
| Xuất nhập khẩu hàng hóa ASEAN và gợi ý cho Việt Nam Tham khảo từ cơ cấu xuất nhập khẩu của các nước ASEAN, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện thể chế để vừa giảm thiểu ... |
| Việt Nam-Ai Cập: Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại đạt 1 tỷ USD Ngày 16/6, Đại sứ Nguyễn Huy Dũng đã thăm và làm việc với Phòng Thương mại tỉnh Alexandria, theo lời mời của Chủ tịch Phòng ... |