Nước sạch đã biến đi đâu?

Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do tình trạng thiếu nước sạch, và đâu là giải pháp hữu hiệu?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc sach da bien di dau San Diego và "cuộc chiến nước sạch"
nuoc sach da bien di dau Sử dụng bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn

Thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề về thiếu nước sạch. Các tầng ngậm nước dưới bề mặt Trái Đất, vốn được coi là bể chứa nước dự trữ của thế giới, cũng đang dần cạn kiệt. Nếu hiện tượng này còn tiếp diễn sẽ có thể dẫn đến những hậu quả tàn khốc, đặc biệt với khu vực châu Á đang chịu sức ép về nước và tăng trưởng vượt bậc.

nuoc sach da bien di dau
Con người đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng ở nhiều khu vực. (Nguồn: AP)

Các tầng ngậm nước là những nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, trong các lớp đá, đất hoặc cát thấm nước. Chúng chứa lượng nước gấp khoảng 100 lần lượng nước trên bề mặt Trái Đất, trong các sông suối, ao hồ và vùng trũng. Nếu bạn sống ở trung tâm châu Phi, Nam Mỹ, hoặc một số nơi ở châu Âu, có lẽ bạn chỉ đứng cách tầng ngậm nước này khoảng trăm mét.

Các nguồn tài nguyên nước mặt như nước biển đã được khử muối hoặc nước thải đã tái chế, hiện vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu về nước sạch. Do đó, các tầng ngậm nước dưới mặt đất không ngừng bị khai thác để phục vụ nông nghiệp, phát điện, và sử dụng hàng ngày tại các thành phố tăng trưởng nhanh (các đô thị châu Á đang tăng trưởng dân số với tốc độ 120.000 người/ngày).

Hiện nay, khoảng 30% nguồn nước ngọt dạng lỏng trên thế giới là từ các tầng ngậm nước dưới mặt đất. Và 1/3 trong 37 tầng ngậm nước lớn nhất mà các nhà khoa học trường Đại học California nghiên cứu từ năm 2003 đến nay đã bị cạn kiệt trầm trọng, một phần do có ít nước mưa. Một số tầng ngậm nước chịu áp lực mạnh nhất là ở các khu vực khô hạn nhất, trong đó có châu Á.

Châu Á có khoảng 1/3 diện tích đất trên thế giới được tưới ẩm bằng nước ngầm, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan là những nước tiêu thụ nước ngầm nhiều nhất. Chỉ riêng vùng Nam Á đã chiếm một nửa nước ngầm sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, các tầng ngậm nước của châu Á - nhiều tầng đã được tạo thành cách đây hàng thiên niên kỷ, khi những khu vực như miền Bắc Trung Quốc có khí hậu ẩm hơn - không còn được nước mưa tưới ẩm thường xuyên.

Khai thác quá mức

Thay vào đó, các lỗ khoan của con người tạo ra để khai thác nước ngầm ngày càng sâu hơn và mực nước ngầm ngày càng giảm xuống. Tại tỉnh Punjab của Pakistan, việc bơm quá nhiều nước đang làm hạ thấp mực nước ngầm khoảng nửa mét mỗi năm, đe dọa an ninh thực phẩm và nước trong tương lai và làm cho những loại cây lương thực đòi hỏi có nhiều nước như mía, lúa khó tăng trưởng hơn.

Dân số đang gia tăng của châu Á (có thể tăng 25%, cán mốc 5 tỷ người vào năm 2050) thậm chí còn gây thêm sức ép lên thực phẩm, năng lượng và nước sinh hoạt. Trên toàn cầu, khi đó sẽ cần thêm 60% lượng thực phẩm, trong khi nông nghiệp tiêu thụ nhiều nước nhất, dẫn đến nguy cơ khan hiếm nước ngọt. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

nuoc sach da bien di dau
Nguồn nước ngầm và nước bề mặt đang trở nên khan hiếm và bị ô nhiễm. (Nguồn: Mapio.net)

Tuy nhiên vấn đề không chỉ nằm ở sự cạn kiệt nguồn nước. Việc con người khai thác quá nhiều nước ngầm sẽ làm đất bị lún sâu hơn, đặt một số thành phố châu Á trước nguy cơ bị lún dần xuống. Vào năm 2030, 80% diện tích vùng Bắc Jakarta (Indonesia) có thể nằm dưới mực nước biển. Theo ước tính, một số nơi ở Bắc Kinh hiện chìm vài centimet mỗi năm.

Bên cạnh đó, các tầng ngậm nước cạn kiệt gần bờ biển có nguy cơ bị nhiểm bẩn từ nước muối, khiến đất bị cằn cỗi. Một số tầng ngậm nước bị nhiễm asen và tình trạng này đang ngày càng xảy ra ở những tầng nước ngầm sâu hơn. Tạp chí Nature Geoscience ước tính trên 60% nước ngầm ở tầng ngậm nước ở vùng lưu vực sông Ấn - Hằng bị nhiễm asen hoặc muối. Tại Bangladesh, nước nhiễm asen là nguyên nhân gây ra hơn 40.000 cái chết mỗi năm.

Tìm giải pháp

Bước đầu tiên của quá trình khắc phục tình hình này là xác định chính xác còn lại bao nhiêu nước ngầm và nước ngầm được sử dụng ra sao - không dễ nhưng không phải là không làm được. Vệ tinh Gravity Recovery and Climate Experiment của NASA cung cấp thông tin về những thay đổi trọng lực Trái Đất do thể tích nước dao động. Và bằng cách áp dụng công nghệ viễn thám cho các lưu vực sông, chúng ta có thể xác định hiện có bao nhiêu thể tích nước mặt và ai đang tiêu thụ cái gì.

Một bước quan trọng khác là cải thiện việc định giá nước ngầm. Trung Quốc đã chạy thử nghiệm một chương trình trong đó người nông dân phải trả thêm tiền nếu họ bơm hút quá lượng nước quy định. Các phương pháp tương tự tại Australia và Mexico đã cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, về mặt chính trị, các phương pháp này rất khó thực hiện. Chìa khóa để thành công là giúp các nước không chỉ vạch ra những chính sách đúng đắn mà còn tạo ra các khung pháp lý cần thiết để lập và thực thi chúng.

Thậm chí một vấn đề còn khó khăn hơn về mặt chính trị là xóa bỏ trợ cấp điện và gas, điều này khuyến khích người nông dân bơm nước ngầm cả ngày. Nếu không thể rút các hình thức trợ cấp này, vẫn có các phương án sáng tạo khác có thể kiểm soát được việc bơm quá mức.

nuoc sach da bien di dau
Chính quyền một số địa phương ở Ấn Độ đã yêu cầu người dân tiết kiệm nước ngầm. (Nguồn: Eco-Business.com)

Chẳng hạn, tại tỉnh Gujarat (Ấn Độ), chính quyền đã giảm lượng bơm nước ngầm bằng cách chỉ cấp điện 8 giờ/ngày. Người nông dân có nguồn điện cần thiết nhưng không thể bơm cả ngày. Một phương pháp có thể là mua lại lượng điện dư thừa của người nông dân để hòa vào lưới điện. Điều này sẽ không chỉ làm giảm việc bơm quá mức mà còn giúp bổ sung thu nhập cho nông thôn.

Bên cạnh đó, có thể theo đuổi những nỗ lực bổ sung tầng ngậm nước. Một chương trình thử nghiệm tại bang Uttar Pradesh của Ấn Độ thu thập nước lũ dư vào các ao chứa, từ đó nước sẽ ngấm dần xuống tầng nước ngầm.

Giải pháp cuối cùng là cải thiện chất lượng quản lý nước mặt, qua đó giảm nỗ lực chuyển sang nước ngầm ngay từ đầu. Khoảng 80% nước thải chưa qua xử lý được xả vào các dòng sông, gây ra tình trạng ô nhiễm nước sông. Việc tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn để dừng việc này có thể sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc bảo tồn các nguồn nước ngầm.

Các tầng ngậm nước dưới mặt đất có thể là hồ chứa nước theo phương án cuối cùng. Nếu hôm nay chúng ta không bảo vệ chúng thì các thế hệ tương lai sẽ phải trả một cái giá cực kỳ đắt.

nuoc sach da bien di dau

Gần 20.000 dân được tiếp cận nguồn nước tinh khiết

75 triệu lít nước tinh khiết được cung cấp bởi 300 máy lọc nước đã được lắp đặt và hoàn thiện tại các ngôi làng ...

nuoc sach da bien di dau

Khó khăn cuộc chiến giành nước ngọt

Khoảng 1/10 dân số thế giới không thể tiếp cận với nguồn nước sạch, trong khi người dân tại nhiều nước phải chiến đấu để ...

nuoc sach da bien di dau

Khi nguồn nước trở thành nguyên nhân xung đột

Nhân ngày thế giới về Nước (22/3), hãy cùng nhìn lại vấn đề đã trở thành một vấn nạn nghiệt ngã tại nhiều quốc gia.

Trung Hiếu (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thể hiện tinh thần, bản lĩnh Đặc công trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Binh chủng Đặc công tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số: Quá trình quan trọng góp phần nâng cao chất lượng báo chí trong kỷ nguyên mới

Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp công cuộc chuyển đổi số của đất ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động