700 terabyte dữ liệu có thể được lưu giữ trong một sợi nhỏ ADN nhân tạo. (Nguồn: Getty Images) |
Các nhà khoa học đang phát triển một giải pháp lưu trữ kỹ thuật số có khả năng nén tới 700 terabyte dữ liệu vào trong một ổ cứng siêu nhỏ. Công nghệ này do các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) phát triển, có thể lưu dữ liệu trong một sợi nhỏ ADN nhân tạo - mắt thường gần như không nhìn thấy được.
Terabyte (thường được viết tắt là TB) là một thuật ngữ đo lường để chỉ dung lượng lưu trữ máy tính. Giá trị của một terabyte là một ngàn tỷ (1.000.000.000.000) byte, hay 1000 gigabyte.
"Phân tử tuyệt vời mang tên ADN này có khả năng lưu trữ hiệu quả tất cả các loại thông tin của bạn. Hơn thế, nó còn rất nhỏ gọn và rất bền. Chúng tôi đã đặt mục tiêu phát triển cho nó khả năng lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số trong hàng trăm hoặc hàng ngàn năm" - đồng tác giả Luis Ceze, Phó giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính và kỹ thuật của trường Đại học Washington cho biết.
Dữ liệu sau đó có thể được truy cập bằng cách sử dụng các kỹ thuật giải nén trình tự ADN. Đây là quá trình mà dữ liệu được "đọc" bằng cách chuyển đổi nó trở lại định dạng ban đầu.
Trở ngại chính ngăn chặn sự phát triển hơn nữa các kỹ thuật lưu trữ này là chi phí liên quan đến việc tạo ra ADN nhân tạo. Cụ thể, các nhà nghiên cứu ở Anh ước tính, sẽ tốn hơn 12.000 USD cho mỗi megabyte để mã hóa dữ liệu ADN, nhưng chỉ tốn khoảng 200 USD cho mỗi megabyte để đọc dữ liệu trở lại", Tiến sĩ Spike Narayan, Giám đốc Khoa học và Công nghệ của tập đoàn IBM, cho biết.
Theo các chuyên gia, tất cả các dữ liệu trên thế giới dự kiến sẽ đạt 44.000 tỷ gigabyte vào năm 2020.