TIN LIÊN QUAN | |
Giờ Trái Đất 2017: Tắt đèn giúp giảm tình trạng ô nhiễm ánh sáng | |
Trung Quốc xác định 2 thành phố gây ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng |
Ngang nhiên xả rác
Tháng 5/2015, ông Jianjun Xu, một cư dân sống tại khu Gongcheng, thuộc thành phố Quế Lâm thức dậy buổi sáng và thấy tầng 1 của nhà mình đã bị ngập. Một cơn mưa lớn đã khiến con sông Cha dâng nước cuốn trôi hàng trăm căn nhà. Ông chia sẻ rằng, “nước đã ngập tới đầu gối của tôi và mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu, rác nổi lềnh phềnh khắp trong phòng khách”.
Dự án xây dựng hàng rào ngăn lũ đã được khởi công từ tháng 12/2012 nhưng tới giờ vẫn chưa hoàn thiện. Trong khi đó, các hoạt động du lịch vẫn được khai thác triệt để. Các xe buýt du lịch vẫn nườm nượp trên các đại lộ của thành phố Quế Lâm từ sáng tới đêm. Những băng rôn với thông điệp “Điểm du lịch quốc tế với vẻ đẹp có một không hai” được treo khắp thành phố, để nhắc các du khách rằng họ đang ở một nơi được mệnh danh là đẹp nhất Trung Quốc thời xưa.
Một đoạn sông Ly chảy qua thành phố Quế Lâm. (Nguồn: Rex) |
Dòng sông Ly, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các du khách thăm quan ngồi trên những chiếc bè tre. Năm 2015, ngành du lịch chiếm 20% thu nhập của thành phố và chính quyền địa phương đang hướng tới con số 27% vào năm 2020. Mục tiêu này là một phần của chiến dịch biến Quế Lâm trở thành điểm đến du lịch sinh thái của Trung Quốc.
Cheng Zhang, Giám đốc chương trình Liên minh Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế khu vực miền Nam Trung Quốc nói rằng: "Quảng Tây là một tỉnh kém phát triển, nhưng phần lớn vẫn giữ được cảnh quan tự nhiên".
Tuy nhiên, những cư dân như ông Xu lại không quan tâm đến ngành du lịch của thành phố. Tính đến tháng 11/2016, các công trình chống lũ lụt vẫn chưa hoàn thiện và các công ty xây dựng, người dân địa phương ngang nhiên xả rác tại bãi đất nằm giữa sông, khu đất nông nghiệp và thành phố.
“Tôi còn nhìn thấy nông dân ném gà chết, lợn chết xuống sông, mà cách đó không xa là khu vực dân thường câu cá. Có người còn lấy nước sông để uống, sinh hoạt thường ngày”, ông Xu chia sẻ.
Rác thải xây dựng chất thành đống bên bờ sông Cha. (Nguồn: The Guardian) |
Nguyên nhân ô nhiễm
Chính quyền thành phố Quế Lâm đã cố gắng làm sạch nguồn nước sông Ly. Với khoản vay 100 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quế Lâm đang tái cơ cấu lại các ngành công nghiệp, xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, xây dựng các bãi chôn rác thải và thực hiện công tác chống ô nhiễm. Nhưng những trường hợp ô nhiễm nguồn nước như sông Cha lại không được chú trọng.
Sông Ly vốn vẫn được chính quyền quan tâm vì đó là mũi nhọn của ngành du lịch. Tuy nhiên những con sông khác đang gánh hậu quả của việc đô thi hoá, mà chúng lại nằm tại các khu vực kém phát triển, nơi hệ thống xử lý nước thải và cơ sở hạ tầng không phát triển.
Tiến sĩ Wolfgang Kinzelbach thuộc Viện Kỹ thuật Môi trường Zurich (Thuỵ Sỹ) giải thích nguồn nước thải của các thành phố lớn luôn bị nhiễm nhiều chất ô nhiễm khác nhau như chất hữu cơ bền và kim loại nặng. Vì vậy, nguồn nước đó không phù hợp cho việc tưới rau hoặc sử dụng trong việc ăn uống.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hồ chứa Qingshitan, nguồn dự trữ nước quan trọng của Quế Lâm đã bị ô nhiễm, hàm lượng nitơ và cacbon hữu cơ đều cao hơn mức cho phép. Báo cáo cho thấy hoạt động nông nghiệp, công nghiệp nội địa là những "thủ phạm" gây ô nhiễm.
Hồ chứa nước Qingshitan. (Nguồn: Getty) |
Cần thời gian dài để khôi phục
Deng Tingting, nhà vận động của Greenpeace Đông Á nói rằng: "Phải mất một thời gian dài để khôi phục lại hệ sinh thái sông khi tình trạng ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng như vậy".
Một nghiên cứu tại tỉnh Quảng Tây cho thấy việc uống nước bị ô nhiễm gây ra 80% bệnh có liên quan đến xương. Tiến sĩ Devra Davis, nhà dịch tễ học thuộc tổ chức Environmental Health Trust cho biết: "Phạm vi ảnh hưởng của sức khoẻ con người do ô nhiễm nguồn nước gây ra bao gồm hệ thống sinh sản, dị tật bẩm sinh, ung thư, vô sinh, cũng như toàn bộ các bệnh thần kinh và tim mạch".
Trở lại khu Gongcheng, một nông dân tên Meng thường xuyên trồng trọt ven bờ sông Cha. Các túi nhựa và rác thải sinh hoạt gia đình bao quanh nhà. Anh vừa thở dài vừa đặt câu hỏi: "Tại sao nước vẫn xanh? Tại sao lại có rác ở đây mà không phải là những hàng rào ngăn lũ?".
Khu vườn của Meng bên bờ sông Cha. (Nguồn: The Guardian) |
Sự lo lắng của các người dân và giới chuyên gia cho thấy mối đe doạ ô nhiễm nguồn nước ngày càng được chú trọng hơn. Năm 2015, Bắc Kinh đã đưa ra một kế hoạch với mục tiêu đảm bảo 93% các nguồn nước phải đạt tiêu chuẩn quốc gia vào năm 2020. Các đô thị đang thử nghiệm các giải pháp thay thế năng lượng khác nhau, như các dự án bùn hoạt hoá. Ngoài ra, các công dân có thể cập nhật cho chính phủ các con sông bị ô nhiễm qua ứng dụng Blue Sky.
Ông Debra Tan, chuyên gia thuộc tổ chức phi lợi nhuận China Water Risk cho rằng: "Thay đổi không thể xảy ra tức thì, nhưng Trung Quốc đã hứa sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm một cách dứt khoát khi giải quyết xong vấn đề đói nghèo".
Nhưng những người dân như ông Xu đều rất lo lắng về tình hình ô nhiễm tại Quế Lâm. Ông tin rằng “ô nhiễm là tình trạng mà chúng tôi sẽ phải chung sống trong thời gian dài".
Trung Quốc lần đầu bắt giam người gây ô nhiễm Một công nhân của một nhà máy tại quận Môn Đầu Câu, Bắc Kinh, đã bị giam giữ vì hành vi xả thải quá mức ... |
Thống kê giật mình về tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà CCTV đưa tin một thống kê mới đây khiến nhiều người giật mình khi 90% số trẻ mắc bệnh bạch cầu sống trong những ngôi ... |
Uống vitamin B có thể giúp giảm tác hại do ô nhiễm không khí Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho hay, uống các loại vitamin B mỗi ngày có thể giúp giảm một ... |