Ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Bài toán cần tìm lời giải cấp thiết

Hà Anh
Thời gian gần đây, Liên hợp quốc liên tục đưa ra các cảnh báo về ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương. Trong khi vấn đề này ở Việt Nam thật sự đã đáng báo động.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tại Phiên thảo luận cấp cao của Liên hợp quốc về chủ đề đại dương đầu tháng 6 vừa qua, ông Eirik Lindebjerg - Giám đốc Chính sách Nhựa Toàn cầu, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết: “Ô nhiễm nhựa đang gia tăng với tốc độ ngày càng nhanh. Ước tính mỗi năm có 11 triệu tấn chất thải nhựa thất thoát ra đại dương trên thế giới và dự kiến ​​sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050, kèm theo những tác động tàn phá đối với con người và hành tinh”.

Ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Bài toán cần tìm lời giải cấp thiết
Ô nhiễm nhựa là thực trạng nóng tại các vùng biển của Việt Nam. (Nguồn: VIetnam+)

Bởi vậy, lần đầu tiên một nhóm lớn các quốc gia đã cùng nhau đưa ra tuyên bố thể hiện quan điểm rõ ràng về sự cấp bách của việc cần bắt đầu đàm phán cho một hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa và biến hiệp ước này thành hiện thực với các mục tiêu ràng buộc về giảm ô nhiễm nhựa.

Tuyên bố này được đưa ra trước thềm Hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên về rác thải đại dương và ô nhiễm nhựa có quy mô toàn cầu, sẽ được tổ chức bởi Ecuador, Đức, Ghana, và Việt Nam vào tháng 9 tới.

Trong tuyên bố, các Chính phủ cam kết nỗ lực hướng tới việc thành lập Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ với nhiệm vụ chuẩn bị một thỏa thuận toàn cầu mới và ràng buộc pháp lý về giải quyết ô nhiễm nhựa, tại kỳ họp Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc, dự kiến ​​vào tháng 2/2022.

Những con số biết nói ở Việt Nam

Có thể thấy, việc làm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường Việt Nam.

Mới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Chuyên trang Quản lý Môi trường đã phối hợp với Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Thực trạng và giải pháp xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam”.

Tại Toạ đàm này, rất nhiều báo cáo, kiến nghị đã được các nhà khoa học, cán bộ quản lý trình bày về thực trạng đang nóng hiện nay với những con số thống kê, trích dẫn số liệu phong phú.

Được biết, trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, từ 3,8kg/người/năm lên đến 41kg/người /năm. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12% số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

GS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, bởi lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm.

Cũng theo ông Dũng, khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Ở nước ta, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Thực trạng xử lý rác thải nhựa

Theo PGS. TS. Nguyễn Lê Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo trực thuộc Tổng cục Biển và Hải Đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải ở nước ta ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên, vẫn còn chưa đầy đủ hoặc còn những bất cập nhất định.

Chất thải nhựa là loại chất thải chiếm lượng lớn trong tổng số lượng chất thải phát sinh nhưng chưa có các quy định cụ thể để quản lý loại chất thải nhựa này đặc biệt là loại nhựa sử dụng một lần.

Ngoài ra, việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt, nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.

Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế. Việc thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường .

Nói về khó khăn và một số kiến nghị trong công tác thu gom rác thải nhựa, ông Phạm Văn Đức - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội cho biết: “Đối với rác sinh hoạt thông thường nói chung, hiện tại công tác thu gom đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng như: thiếu có cơ sở hạ tầng dành cho công tác duy trì vệ sinh môi trườn (trạm trung chuyển, điểm cẩu..), chính quyền chưa thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường trên địa bàn theo NĐ 155 NĐ-CP”.

Theo ông Phạm Văn Đức, khó khăn đối với công tác thu gom chất thải nhựa là cồng kềnh, kho vận chuyển và lưu trữ hạn chế, lực lượng thu gom hiện đang hoạt động tự phát, phân tán. Bên cạnh việc chưa có kinh phí trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn cũng như gói hỗ trợ ưu đãi trong việc đầu tư hệ thống tái chế thì nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại rác và sử dụng vật phẩm tái chế còn hạn chế.

Tìm lời giải cho ô nhiễm nhựa

Như vậy, để khắc phục vấn đề rác thải nhựa tại Việt nam, cần có lộ trình, giải pháp thu hút đầu tư và công nghệ các lĩnh vực: Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế các thành phần rác thải nhựa; Sử dụng vật liệu thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; Công nghệ tái chế rác thải túi nilon, rác thải nhựa.

Đối với công tác thu gom, quản lý chất thải nhựa, ông Phạm Văn Đức cũng cho rằng cần hỗ trợ kinh phí và các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đối với các dự án xây dựng nhà máy tái chế nhựa, bổ sung kinh phí cho việc phân loại rác trong các gói thầu vệ sinh môi trường.

Ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: Bài toán cần tìm lời giải cấp thiết
Xử lý rác thải nhựa hiệu quả đang là bài toán khó tại Việt Nam. (Nguồn: ANHP)

Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TP Hồ Chí Minh cũng đưa ra một loạt giải pháp như áp dụng khoa học công nghệ và xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới; điều chỉnh quy hoạch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, thủy điện; xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ dựa trên các tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm thiểu chất thải; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn...

Nói về thực trạng của ô nhiễm nhựa, PGS.TS Đỗ Văn Mạnh - Phó viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cho rằng hạt vi nhựa được tìm thấy ở khắp nơi trên hành tinh từ các vùng cực của Trái đất; trên bề mặt đất cho đến nhiều con sông, đại dương, từ các sinh vật phù du đến các loài sinh vật biển khổng lồ và ngay cả trong nước uống sinh oạt hàng ngày của con người.Thậm chí, hạt vi nhựa còn được tìm thấy trong nước máy, nước đóng chai, bia và các loại hải sản.

Được coi là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn, vi nhựa có thể tích lũy vào cơ thể người qua thực phẩm và nước uống. Theo ước tính, một người ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một lượng tương tự.

TIN LIÊN QUAN
GreenHub phối hợp cùng Đà Nẵng đẩy mạnh bảo vệ nguồn nước và chống ô nhiễm rác thải nhựa
Cảnh báo tác hại của rác thải nhựa qua chiến dịch truyền thông sáng tạo 'Nhân nhựa'
Phú Quốc là thành phố đầu tiên của Việt Nam cam kết trở thành Đô thị Giảm nhựa
Bảo vệ môi trường: Phát hiện loại ô nhiễm nhựa mới trên biển
Không thể tin nổi con người đang "nạp" vào cơ thể nhiều nhựa đến thế nào

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động