Vốn luôn được coi là một trong những hoàng gia giàu có nhất thế giới nhưng khối tài sản của nữ hoàng Anh Elizabeth II vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với ông hoàng giàu nhất thế giới - nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn. Dưới đây là 10 ông hoàng giàu nhất thế giới, theo tờ Business Insider.
Vua Maha Vajiralongkorn (Thái Lan) hiện đang là ông hoàng giàu nhất thế giới khi sở hữu khối tài sản lên tới 30 tỷ USD thông qua việc nắm giữ nhiều bất động sản và các khoản đầu tư khác, chủ yếu từ Cục Tài sản Hoàng gia – nơi quản lý tài sản của Vương quốc Thái Lan.
Nhà vua Thái Lan cũng sở hữu viên kim cương có mặt cắt lớn nhất thế giới Golden Jubilee Diamond, nặng 109,13 gram. Một thợ kim hoàn đã dâng nó lên cho Nhà Vua quá cố Bhumibol Adulyadej để kỷ niệm 50 năm ngày ông trị vì ngai vàng. (Nguồn: Getty Images)
Quốc vương Hassanal Bolkiah (Brunei) đang sở hữu khối tài sản kếch xù lên tới 20 tỷ USD. Ngoài nguồn thu nhập từ dầu mỏ, ông đã đầu tư vào nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là bất động sản. Ông hiện sinh sống tại một trong những cung điện lớn nhất thế giới (200.000m2) trị giá hơn 350 triệu USD và sở hữu hơn 5.000 ô tô hạng sang với 600 chiếc Rolls-Royce. (Nguồn: Getty Images)
Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud (Saudi Arabia) là ông vua giàu thứ 3 thế giới với khối tài sản trị giá 17 tỷ USD. Ông trở thành Quốc vương Saudi Arabia vào tháng 1/2015 sau khi Quốc vương Abdullah qua đời. Ông hiện đang sở hữu tập đoàn truyền thông uy tín nhất của thế giới Arab hiện nay - Al Jazeera và nhiều cơ quan truyền thông lớn như Pan-Arab daily, Asharq Al-Awsat và Al Eqtisadiah. (Nguồn: Getty Images)
Khalifa bin Zayed al Nahyan, Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và tiểu vương của Abu Dhabi có tài sản ước tính 15 tỷ USD. Ông đã tích lũy được khối tài sản này khi là Chủ tịch Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi, nơi quản lý trữ lượng dầu dư thừa của UAE, ước tính trị giá lên đến nửa tỷ USD. Ông còn nổi tiếng với các hoạt động từ thiện, đóng góp cho các ngành nghệ thuật và các cơ sở y tế, các tổ chức cứu trợ. (Nguồn: Getty Images)
Khối tài sản gần 5,7 tỷ USD của vua Mohammed VI (Morocco) chủ yếu đến từ việc sở hữu công ty tư nhân lớn nhất Morocco với nhiều dự án đầu tư tại các nước châu Phi. Công ty này hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông và năng lượng tái tạo. (Nguồn: Getty Images)
Tài sản của Hoàng tử Hans Adam II (công quốc Liechtenstein) ước tính trị giá gần 5 tỷ USD, phần lớn từ các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Liechtenstein Global Trust - tập đoàn lớn về quản lý tài sản ở châu Âu. Ông cũng có những bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật khổng lồ ở Bảo tàng Liechtenstein. (Nguồn: AP)
Sở hữu khối tài sản ước tính 4,5 tỷ USD, Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, tiểu vương của Dubai Mohammed bin Rashid al Maktoum là một chính trị gia và doanh nhân nổi tiếng thế giới. Ông thường xuyên tham gia các công tác từ thiện và dành gần 10 tỷ USD thành lập Quỹ Mohammed bin Rashid Al Maktoum để phát triển giáo dục tại Trung Đông . (Nguồn: AP)
Gia đình Đại Công tước Henri Luxembourg không nhận lương và được cấp khoảng 324.851 USD/năm kể từ năm 1948 để tiếp tục phụng sự đất nước. Tuy nhiên, với số tài sản lên đến 4 tỷ USD, Đại Công tước Luxembourg thậm chí không bao giờ cần dùng đến số tiền đó. (Nguồn: Getty Images)
Lên ngôi vua vào năm 2013, Quốc vương Quatar Tamim bin Hamad Al Thani là người kế vị lãnh đạo quốc gia trẻ tuổi nhất khu vực Trung Đông. Khối tài sản trị giá gần 2,4 tỷ USD của quốc vương trẻ tuổi này được cho là đến từ Cơ quan Đầu tư Quatar – nơi quản lý nguồn dự trữ dầu khí của quốc gia giàu có này. (Nguồn: Getty Images)
Là con trai của Ông hoàng Monaco Rainier III, Hoàng tử Albert II đang là người lãnh đạo Vương quốc Monaco. Tài sản của ông hoàng này ước tính khoảng 1 tỷ USD bao gồm: một phần tư diện tích của Monaco; ngôi nhà tại Philadelphia (Mỹ) - quê hương của mẹ ông, Vương phi Monaco Grace Kelly trị giá 754.000 USD năm 2016; một bộ sưu tập xe cổ; cổ phần trong khu nghỉ mát Monte Carlo và một bộ sưu tập tem đắt tiền... (Nguồn: Getty Images)
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.