Nhỏ Bình thường Lớn

'Ông lớn' châu Á muốn củng cố quan hệ trong khắp ASEAN, tái khởi động đàm phán FTA với quốc gia này sau 5 năm

Thông báo của Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cho biết, vòng đàm phán thứ tư về FTA Hàn Quốc-Malaysia này là vòng chính thức đầu tiên của hai nước sau 5 năm, kể từ các cuộc đàm phán trước đó được tổ chức vào tháng 9/2019.
Xếp thứ 3 thế giới về dịch vụ kinh doanh toàn cầu, Malaysia thêm sức hút với nhà đầu tư
Việc ký kết FTA song phương Hàn Quốc-Malaysia được kỳ vọng sẽ củng cố cơ sở thương mại và đầu tư của 'ông lớn châu Á' này trên khắp khu vực ASEAN.

Theo thông báo của Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc ngày 23/8, Tổng giám đốc phụ trách đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Hàn Quốc Ryu Peob Min và Giám đốc cấp cao phụ trách đàm phán chiến lược của Malaysia thuộc Bộ Đầu tư, thương mại và công nghiệp (MITI) Sumathi Balakrishnan đang tiến hành vòng đàm phán chính thức thứ tư về FTA Hàn Quốc-Malaysia tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20-23/8.

Bên cạnh các cuộc đàm phán đang diễn ra về nhóm công tác về thương mại hàng hóa, hai bên sẽ bổ sung thêm các nhóm công tác về dịch vụ, đầu tư, kỹ thuật số, xanh và sinh học với mục đích tạo điều kiện cho một FTA toàn diện, bao gồm việc mở cửa thị trường và các quy tắc thương mại mới.

Là đối tác ASEAN lớn thứ ba và thứ tư của Hàn Quốc về thương mại và đầu tư, Malaysia là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ, trong khi Hàn Quốc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, chất bán dẫn và vật liệu hóa chất tinh chế sang quốc gia Đông Nam Á này.

Xét về cơ cấu thương mại bổ sung, việc ký kết FTA song phương được kỳ vọng sẽ củng cố cơ sở thương mại và đầu tư của Hàn Quốc trên khắp khu vực ASEAN.

Đánh giá nền kinh tế Malaysia có triển vọng tích cực, ổn định và mạnh mẽ nhờ các nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, ông Shan Saeed, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Juwai IQI, mới đây cho rằng, kinh tế quốc gia Đông Nam Á này đang ở giai đoạn tăng trưởng bất chấp khả năng tác động từ một số thách thức toàn cầu như căng thẳng địa chính trị và lãi suất gia tăng ở các nước phát triển.

Chuyên gia này dự đoán GDP của Malaysia sẽ đạt khoảng 4 - 5% vào năm 2024, nếu đảm bảo duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo ông Shan Saeed, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế vĩ mô vì nó thể hiện nỗ lực của chính phủ Malaysia trong đảm bảo sự ổn định chính sách và tiềm năng tăng trưởng cho đất nước. Và FDI sẽ chảy vào Malaysia từ nhiều nguồn khác nhau như Trung Quốc, Singapore, châu Âu và Mỹ.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia, Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến ngày càng quan trọng đối với dòng vốn FDI, khi các công ty đa quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng để tận dụng ngày càng nhiều lợi thế cạnh tranh của khu vực ASEAN.

Có thể nói, ASEAN hiện đang sở hữu nhiều triển vọng thuận lợi để thu hút dòng vốn FDI, dựa trên nền tảng của nhiều yếu tố. Trước hết, việc tiếp tục mở rộng mạnh mẽ thị trường tiêu dùng nội địa ở các nền kinh tế lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), đặc biệt là Trung Quốc đại lục và Ấn Độ, sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng về nhu cầu đối với nguyên liệu thô, hàng hóa trung gian và sản phẩm chế tạo cuối cùng của ASEAN.

Tăng trưởng kinh tế vững chắc và bền vững đang thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng về GDP bình quân đầu người ở nhiều thị trường mới nổi lớn nhất châu Á, điều này sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của ASEAN. Trong khi đó, thương mại nội khối ASEAN cũng dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng ở các quốc gia Đông Nam Á lớn và đang phát triển nhanh, đặc biệt là Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009 và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á

Để cách mạng hoá nền kinh tế, Pakistan ‘bắt tay’ với một ‘ông lớn’ ở châu Á

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết, nước này và Trung Quốc nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, đặc biệt là ...

Hà Nội thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với các địa phương Argentina

Hà Nội thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với các địa phương Argentina

Hà Nội luôn coi trọng, đồng hành và sẵn sàng tạo những điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có ...

Tình hình Kursk: Kinh tế vùng bị Ukraine tấn công quan trọng thế nào đối với Nga?

Tình hình Kursk: Kinh tế vùng bị Ukraine tấn công quan trọng thế nào đối với Nga?

Kursk và các khu vực khác của Nga giáp với biên giới Ukraine góp phần quan trọng trong nền kinh tế Nga, đặc biệt về ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thông báo đang đẩy lùi quân đội Nga tại 'điểm nóng', EU nói kế hoạch của Đức liên quan Kiev là tin xấu

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky thông báo đang đẩy lùi quân đội Nga tại 'điểm nóng', EU nói kế hoạch của Đức liên quan Kiev là tin xấu

Đêm 23/8, trong bài phát biểu hàng đêm qua video, Tổng thống Zelensky cho viết: "Tôi đã nói chuyện với Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, ...

Không chỉ Nga, Mỹ công bố lệnh trừng phạt 'khắp thế giới'; tuyên bố ủng hộ Ukraine 'không hề lay chuyển'

Không chỉ Nga, Mỹ công bố lệnh trừng phạt 'khắp thế giới'; tuyên bố ủng hộ Ukraine 'không hề lay chuyển'

Không chỉ Nga, Mỹ công bố loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào cá nhân và thực thể ở châu Á, châu Âu và Trung ...

(theo Spglobal, ADB, TTXVN)

Tin cũ hơn

Không chỉ Nga, Mỹ công bố lệnh trừng phạt 'khắp thế giới'; tuyên bố ủng hộ Ukraine 'không hề lay chuyển' Không chỉ Nga, Mỹ công bố lệnh trừng phạt 'khắp thế giới'; tuyên bố ủng hộ Ukraine 'không hề lay chuyển'
Giá vàng hôm nay 24/8/2024: Giá vàng cố bám trụ mốc quan trọng, nhiều ounce bị 'cuốn trôi' chưa thể đi xa nếu thiếu điều này Giá vàng hôm nay 24/8/2024: Giá vàng cố bám trụ mốc quan trọng, nhiều ounce bị 'cuốn trôi' chưa thể đi xa nếu thiếu điều này
Dòng chảy dầu ESPO Blend của Nga đột ngột 'đảo chiều', Ấn Độ tăng mua, vì sao Trung Quốc mất ngôi vị? Dòng chảy dầu ESPO Blend của Nga đột ngột 'đảo chiều', Ấn Độ tăng mua, vì sao Trung Quốc mất ngôi vị?
Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực sự ‘chậm mà chắc’? Nền kinh tế xứ bạch dương trên đà chiếm vị trí số 1 châu Âu Lệnh trừng phạt của EU nhằm vào năng lượng Nga có thực sự ‘chậm mà chắc’? Nền kinh tế xứ bạch dương trên đà chiếm vị trí số 1 châu Âu
Hungary có cách đơn giản giải quyết căng thẳng với Ukraine về vấn đề dầu Nga, hối thúc Kiev 'gật đầu' Hungary có cách đơn giản giải quyết căng thẳng với Ukraine về vấn đề dầu Nga, hối thúc Kiev 'gật đầu'
Giá vàng hôm nay 23/8/2024: Giá vàng thế giới 'lao dốc', vàng nhẫn cao chưa từng có, dòng tiền rất lớn đang đổ vào kênh đầu tư này Giá vàng hôm nay 23/8/2024: Giá vàng thế giới 'lao dốc', vàng nhẫn cao chưa từng có, dòng tiền rất lớn đang đổ vào kênh đầu tư này
Nhà ngoại giao EU bất ngờ nhắc đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nói 'không được ngây thơ' Nhà ngoại giao EU bất ngờ nhắc đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, nói 'không được ngây thơ'
Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/8): Nga-Trung Quốc hợp tác ở Bắc Cực, Bắc Kinh-Washington tìm tiếng nói chung, du khách tới Nhật Bản cao kỷ lục
Người Mỹ chuyển hướng tiêu dùng, Target và Walmart đắt khách Người Mỹ chuyển hướng tiêu dùng, Target và Walmart đắt khách
Nga và Trung Quốc nỗ lực tạo các mũi nhọn tăng trưởng mới cho nền kinh tế Nga và Trung Quốc nỗ lực tạo các mũi nhọn tăng trưởng mới cho nền kinh tế
Giá vàng hôm nay 22/8/2024: Giá vàng neo cao, mốc 3.000 USD/ounce khi nào đến? Lần đầu tiên giá vàng thỏi cao như thế! Giá vàng hôm nay 22/8/2024: Giá vàng neo cao, mốc 3.000 USD/ounce khi nào đến? Lần đầu tiên giá vàng thỏi cao như thế!
Trung Quốc chính thức điều tra chống trợ cấp đối với sữa nhập khẩu từ EU, căng thẳng thương mại lại được 'châm ngòi' Trung Quốc chính thức điều tra chống trợ cấp đối với sữa nhập khẩu từ EU, căng thẳng thương mại lại được 'châm ngòi'