Nhiều nước trong OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng dầu. (Nguồn: AFP) |
Các lãnh đạo trong ngành dầu khí nhận định, quyết định cắt giảm sản lượng nói trên đã khiến ngành năng lượng bất ngờ và diễn biến này sẽ đẩy giá dầu toàn cầu lên cao hơn, khiến các nước tiêu thụ dầu lớn khó có khả năng phản ứng phối hợp.
Ông Dan Pickering, người sáng lập nền tảng dịch vụ tài chính trong lĩnh vực năng lượng Pickering Energy Partners cho rằng, đây là một bất ngờ lớn, có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan tâm của OPEC+ về nhu cầu dầu và tình hình bất ổn ngân hàng tại Mỹ.
Vị chuyên gia này dự đoán động thái này có thể khiến giá dầu tăng 10 USD/thùng và chính phủ các nước trên thế giới còn rất ít phương án để bình ổn tác động của động thái nói trên đối với giá dầu.
Theo các chuyên gia phân tích của Ngân hàng đầu tư quốc gia Goldman Sachs, giá dầu Brent giao tháng 12/2023 đã được tăng thêm 5 USD lên 95 USD/thùng, trong khi giá cho hợp đồng giao tháng 12/2024 tăng 3 USD lên 100 USD/thùng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng này cũng giảm 1,1 triệu thùng/ngày trong dự báo sản lượng tính đến cuối năm nay của OPEC+.
"Quyết định cắt giảm sản lượng lần này của OPEC+ có thể đẩy giá dầu tăng 7% và giúp doanh thu dầu của Saudi Arabia và OPEC+ gia tăng", Goldman Sachs dự đoán.
Ngân hàng này cho biết thêm, dù động thái nói trên rất bất ngờ, nhưng quyết định này thể hiện OPEC+ đã có những cân nhắc quan trọng về kinh tế và có thể là cả chính trị.
Goldman Sachs nhấn mạnh: "Việc Mỹ không bổ sung dầu vào kho dự trữ chiến lược trong năm tài chính 2023, dù các mức thấp của giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ được cho là đủ để nước này làm đầy các kho dự trữ của mình, cũng có thể là một nguyên nhân khiến OPEC+ đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng".
Còn ông Giacomo Romeo, chuyên gia phân tích năng lượng của ngân hàng đầu tư Jefferies Group lại cho rằng, việc tuân thủ các mục tiêu cắt giảm mới nói trên cũng là một vấn đề.
Sản lượng dầu của UAE đã cao hơn mức mục tiêu mà nước này cam kết khoảng 200.000 thùng/ngày trong vài tháng và tháng 3/2023 vừa qua, Nga đã không cắt giảm đủ 500.000 thùng/ngày như tuyên bố hồi tháng 2/2023.
Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay, nước này sẽ tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày từ mức sản xuất trung bình vào tháng Hai cho tới cuối năm 2023.
Tương tự, Bộ Năng lượng Saudi Arabia ra tuyên bố nước này sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm tới cho đến hết năm 2023.
Cùng ngày, Chính phủ các nước Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Iraq, Oman và Algeria cũng lần lượt công bố tự nguyện cắt giảm 144.000 thùng/ngày, 128.000 thùng/ngày, 211.000 thùng/ngày, 40.000 thùng/ngày và 48.000 thùng/ngày.
Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện này sẽ bắt đầu vào tháng 5/2023 và kéo dài đến hết năm nay.
Một nguồn tin từ OPEC+ cho biết, không phải tất cả các thành viên OPEC+ đều tham gia quyết định cắt giảm lần này, vì sản lượng của nhiều nước vẫn đang thấp hơn mức trong thỏa thuận trước đó do thiếu năng lực sản xuất.
| Mỹ: Dầu Nga 'ế khách', cắt giảm sản lượng vì không thể bán Ngày 16/1, ông Ben Harris, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, quyết định cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày của ... |
| Nga-EU quyết 'cạn tình' về năng lượng, thế giới bất ngờ gặp may? Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bùng nổ, Nga là quốc gia cung cấp nguồn năng lượng chính cho châu Âu. ... |
| OPEC vẫn 'mạnh tay' cắt giảm sản lượng, vì sao? Dầu Nga âm thầm đến châu Âu qua 'cửa sau'? Theo ba đại diện của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+ có thể tiếp tục ... |
| Từng tuyên bố 'thẳng tay' cắt giảm sản lượng dầu vì phương Tây, đến nay Nga vẫn chưa làm được Theo số liệu theo dõi tàu của Bloomberg, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga duy trì ở mức trên 3 triệu thùng/ngày ... |
| Nga và loạt nước OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, lý do thực sự là gì? Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố, nước này sẽ gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ ... |