P4G 2021: Cam kết mạnh mẽ hướng tới phục hồi xanh và phát triển bền vững

Nguyễn Kim
Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) đã nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo P4G và các đối tác hướng tới phục hồi xanh và phát triển bền vững.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2021 diễn ra ngày 30-31/5 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã có nhiều đóng góp tích cực, trách nhiệm vào Hội nghị.

P4G 2021: Cam kết mạnh mẽ hướng tới phục hồi xanh và phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2021 diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Nguy cơ đe dọa cả hành tinh

Trong phiên đối thoại cấp cao tối 31/5 tại Hội nghị, sử dụng “công nghệ video mapping” (kết hợp công nghệ 3D và kỹ xảo làm phim), nước chủ nhà Hàn Quốc đã mang lại cho những người tham dự hình ảnh sống động như thật của những bãi biển cát trải dài, vùng đầm lầy Vịnh Suncheonman ở tỉnh Jeollanam-do và các bãi bùn – cùng lời cảnh báo của Bộ Môi trường Hàn Quốc rằng những khu vực này có thể sẽ biến mất do tác động của biến đổi khí hậu.

Và đó chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh rộng lớn toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), năm 2020, nồng độ khí thải gây hiệu nhà kính như CO2, methane và NO2, tiếp tục tăng dù lượng khí thải đã giảm do tác động của đại dịch Covid-19. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), lượng khí thải CO2 trong năm 2021 sẽ tăng 5% lên mức 33 tỷ tấn, nhu cầu tiêu thụ than đá sẽ tăng 4,5%, cao nhất kể từ năm 2014, đặt hành tinh trên đà tiếp tục ấm lên trong nhiều thế hệ tới bởi CO2 tồn tại rất lâu trong khí quyển.

Thực tế cho thấy, 6 năm liên tiếp kể từ năm 2015 đều là những năm nóng nhất trong lịch sử. Tháng 9/2020, Trái đất ghi nhận mức nhiệt cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1,3 độ C - dấu hiệu đáng báo động bởi mức nhiệt này gần với ngưỡng 1,5 độ C vốn được cảnh báo là có thể gây ra những tác động nghiêm trọng.

Những dự báo tồi tệ nhất về tác động của sự ấm lên toàn cầu đang trở thành hiện thực, khi các hiện tượng như nắng nóng khắc nghiệt, cháy rừng, lũ lụt… đã ảnh hưởng đến hàng triệu người, đồng thời kết hợp với những hiểm hoạ đối với sức khỏe, an ninh và ổn định kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trước thực trạng này, IEA đã cảnh báo nếu các nước không nhanh chóng có hành động quyết liệt để cắt giảm lượng khí thải carbon theo tinh thần của Hiệp định Paris - theo đó đến cuối thế kỷ này, hầu hết các quốc gia sẽ phải giảm đáng kể lượng khí thải các-bon để hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở ngưỡng thấp hơn 1,5 đến 2 độ C - thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng khẳng định, năm 2021 phải là năm hành động để ngăn chặn những hậu quả "thảm khốc" của biến đổi khí hậu.

Chung tay hành động

Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, hơn lúc nào hết cần chung tay hành động nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phục hồi xanh. Và Hội nghị P4G năm 2021 với chủ đề “Phục hồi xanh bao trùm hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon” do Hàn Quốc chủ trì là một trong những nỗ lực đó.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận ba vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay: phục hồi xanh từ đại dịch Covid-19, nỗ lực của cộng đồng quốc tế đạt mục tiêu trung hoà cacbon đến năm 2050 và tăng cường hành động vì khí hậu và tạo thuận lợi cho hợp tác công-tư.

Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul gồm 14 điểm, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bao trùm, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon.

Nổi bật là quản lý nguồn nước bền vững, thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ hydro; xây dựng nông nghiệp bền vững gắn với bảo đảm an ninh lương thực; phát triển thành phố xanh thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi sang “xã hội không rác thải”; tăng cường hỗ trợ chuyển đổi xanh tại các nước đang phát triển gắn với cung cấp tài chính, công nghệ, bảo vệ các nhóm dễ tổn thương.

Trong số các biện pháp cụ thể được trích dẫn trong Tuyên bố Seoul có việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than hiện có, ngừng tài trợ xây dựng các nhà máy này ở nước ngoài, thúc đẩy việc sử dụng hydro sạch… Các bên dự Hội nghị cũng nhất trí tăng cường hợp tác thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tái khẳng định mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất dưới 2 độ C, hướng tới mục tiêu tăng trong phạm vi 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị
Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã có nhiều đóng góp tích cực, trách nhiệm vào Hội nghị P4G lần này. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao với tư cách thành viên sáng lập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra 6 giải pháp quan trọng:

Thứ nhất, phục hồi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được triển khai quyết liệt ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, trong đó khuôn khổ chung là các SDGs của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Thứ hai, chuyển đổi xanh cần có lộ trình phù hợp, tính đến điều kiện và năng lực khác nhau của các quốc gia. Các nước phát triển cần tiếp tục tiên phong thực hiện cam kết về giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thể chế cho các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Thứ ba, quan tâm xây dựng thể chế để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội, nhất là doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các dự án công - tư trong tăng trưởng xanh.

Thứ tư, nâng cao năng lực chủ động thích ứng của những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước của khu vực và thế giới.

Thứ năm, ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19, tăng cường hỗ trợ cung cấp các nguồn vaccine, hợp tác đi lại và duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy thương mại - đầu tư quốc tế.

Cuối cùng là nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng vì lợi ích chung của toàn nhân loại, bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hội nghị đánh giá rất cao phát biểu của Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng, nhất quán, khẳng định chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu với phương châm kiên quyết không chấp nhận mô hình “tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân.

Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2021 đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới trong việc thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu.

Cùng với Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu do Mỹ chủ trì ngày 22/4/2021, những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị là nền tảng quan trọng, thúc đẩy quyết tâm và cam kết của cộng đồng quốc tế chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng 11 tới.

Việt Nam – thành viên tích cực

Diễn đàn P4G được hình thành năm 2017 trên cơ sở sáng kiến của Chính phủ Đan Mạch, tiền thân là Diễn đàn Tăng trưởng xanh toàn cầu (3GF). Đây là một cơ chế toàn cầu, thảo luận các giải pháp tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs).

Việt Nam là một trong 7 thành viên sáng lập và là đối tác chính thức của P4G. Đến nay, diễn đàn P4G có 12 quốc gia thành viên gồm: Đan Mạch, Chile, Mexico, Việt Nam, Hàn Quốc, Ethiopia, Kenya, Colombia, Hà Lan, Bangladesh, Indonesia và Nam Phi cùng sự tham gia của hơn 90 quốc gia, các tổ chức quốc tế và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khắp thế giới…

Ngoài việc tham gia diễn đàn P4G, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và phục hồi xanh như tham gia vào các cơ chế đa phương về khí hậu, lồng ghép các nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào các văn kiện chính thức.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu hồi tháng 4, với cam kết hành động quyết liệt để ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu. Trước đó, đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030” đã được phê duyệt và đưa vào thực hiện.

Sự tham gia của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G năm nay tiếp tục khẳng định đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu; đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế, trong những vấn đề ưu tiên của Việt Nam: phát triển bền vững, đầu tư, thương mại, môi trường, năng lượng tái tạo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phiên thảo luận cấp cao Hội nghị P4G tối 31/5 có sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước, trong đó có Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel... Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Angel Gurria cũng tham dự sự kiện này.
TIN LIÊN QUAN
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2030
P4G 2030: Thống nhất nhận thức, chia sẻ trách nhiệm, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu
Việt Nam – đối tác tin cậy về tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững
Hàn Quốc-Đan Mạch thiết lập quan hệ 'Đối tác chiến lược xanh toàn diện'
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G trực tuyến
Hàn Quốc đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh P4G trực tuyến
Nguyễn Kim

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Phát hiện pháo đài thời La Mã 1.900 năm tuổi tại Anh

Các cuộc khai quật đang diễn ra đã hé lộ những tàn tích từng là một phần của pháo đài La Mã.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cả Điện Biên như sống lại phút giây lịch sử hào hùng

Baoquocte.vn. Ngày 7/5, nhân dân cả nước hướng về Điện Biên, hòa chung không khí tưng bừng của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động