Trong một tuyên bố gửi báo chí, Hamas khẳng định thỏa thuận trên không phải để thay thế một cuộc đối thoại toàn diện với tất cả các phe phái khác nhau. Theo đó, thỏa thuận chỉ là sự khởi đầu nhằm tạo thuận lợi cho vấn đề hòa giải và chấm dứt chia rẽ nội bộ của Palestine.
Lãnh đạo phong trào Hamas nhấn mạnh quan hệ đối tác chính trị giữa tất cả các phe phái Palestine là một lựa chọn chiến lược và bắt buộc đối với Hamas, Fatah và tất cả các đảng phái chính trị khác của Palestine.
Người dân Palestine tập trung tại cuộc biểu tình ngày 2/3/2020 nhằm phản đối các khu định cư của Israel ở thị trấn Beita, khu Bờ Tây vốn bị Israel chiếm đóng. (Nguồn: Reuters) |
Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả vì sự đoàn kết dân tộc giữa những người Palestine và xây dựng lại hệ thống chính trị Palestine "hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc dân chủ thông qua tổ chức các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và toàn diện".
Trước đó ngày 24/9, truyền thông quốc tế dẫn lời các quan chức Palestine cho biết, Hamas và Fatah đã nhất trí về việc tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Palestine trong gần 15 năm. Nội dung này nằm trong thỏa thuận đạt được sau 3 ngày đối thoại giữa lãnh đạo Fatah Mahmud Abbas và thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, các cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức trong vòng 6 tháng. Quan chức cấp cao Fatah, Jibril Rajub cho biết, hai bên đã thống nhất tổ chức bầu cơ quan lập pháp trước, sau đó là bầu lãnh đạo Chính quyền Palestine và cuối cùng là bầu Hội đồng trung ương của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Tân Hoa xã cũng đưa tin, 2 phe phái đối địch Hamas và Fatah đã đạt được thỏa thuận về tầm nhìn chung hướng tới hòa giải nội bộ và tổ chức các cuộc tổng tuyển cử tại Palestine. Theo tuyên bố chung, đại diện của Fatah và Hamas cam kết "cùng hành động nhằm phá mọi âm mưu cho đến khi giành độc lập hoàn toàn với kết quả là thành lập một nhà nước Palestine độc lập với Jerusalem là thủ đô".
Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp gần đây nhất của Palestine được tổ chức vào năm 2006 khi Hamas bất ngờ giành chiến thắng áp đảo. Hai bên đã thành lập một chính phủ đoàn kết sau cuộc bầu cử. Tuy nhiên, chính quyền này sớm sụp đổ và đụng độ giữa hai bên nổ ra tại Dải Gaza năm 2007. Từ đó, Hamas kiểm soát Dải Gaza, trong khi Fatah lãnh đạo Chính quyền Palestine tại Bờ Tây.
Hai bên đã tiến hành nhiều nỗ lực hòa giải, trong đó có thỏa thuận trao đổi tù nhân năm 2012 và một chính phủ đoàn kết tồn tại 2 năm sau đó, song không thể hàn gắn sự chia rẽ nội bộ Palestine. Cuộc đàm phán gần đây giữa hai bên được thúc đẩy sau khi Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain bình thường hóa quan hệ với Israel.
| Nga âm thầm mà 'cao tay' trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Đông TGVN. Việc Nga can thiệp thành công vào Syria hồi năm 2015 là cơ sở để Moscow ngày càng nỗ lực gia tăng hiện diện ... |
| Dư luận Trung Đông về thỏa thuận 'hòa bình' mà Israel vừa ký với UAE và Bahrain TGVN. Ngày 15/9, tại Nhà Trắng, Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với đại diện ... |
| Bahrain tiếp bước UAE bình thường hóa quan hệ với Israel; Iran, Palestine lên tiếng chỉ trích TGVN. Bahrain là quốc gia tiếp theo ở Trung Đông, sau UAE quyết định bình thường hóa quan hệ với Israel, dưới sự trung gian ... |