Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện các Hiệp hội; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp mạnh ở các lĩnh vực khác nhau nhưng cùng chung tiếng nói, cùng chung tầm nhìn Xanh.
PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, Tầm nhìn xanh là sứ mệnh phải thực hiện, là sứ mệnh sống còn, đem lại lợi ích cao nhất. (Nguồn: BTC) |
Không nước nào cam kết dữ dội như Việt Nam
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, Tầm nhìn xanh là sứ mệnh phải thực hiện, là sứ mệnh sống còn, đem lại lợi ích cao nhất. Nó là cuộc đua của loài người, của Tổ quốc Việt Nam. Việc Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 đã gây sửng sốt cho toàn nhân loại bởi vì những nước mạnh hơn cũng chỉ cam kết như Việt Nam. Những nước như Ấn Độ cũng cam kết một cách dè dặt là đến năm 2070, Trung Quốc cam kết đến năm 2060.
Tăng trưởng xanh là xu hướng chi phối toàn cầu, là lựa chọn ưu tiền hàng đầu của cả thế giới. Việt Nam cũng đang chịu áp lực trước xu hướng đó, đồng thời đây cũng là một hướng phát triển. Lựa chọn đi theo hướng này có khả năng đưa Việt Nam trở thành nước đi đầu trong khu vực. Người đi đầu sẽ có gian khổ nhưng cũng là người có lợi đầu tiên. Đó là lợi ích cho người dân Viêt Nam đầu tiên.
Tin liên quan |
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tổ chức 'tiệc trà', đối thoại cùng 100 CEO hàng đầu thế giới về tăng trưởng xanh |
"Thế giới đang triển khai rất nhiều chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, cấp toàn cầu. Việt Nam - có một cái hay - đó là không nước nào cam kết dữ dội như Việt Nam, cam kết với toàn thế giới mà toàn cam kết đỉnh cao.
Vì cam kết lớn như vậy thì chúng ta có thể đương đầu với những thách thức lớn. Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta tiếp nhận được các nguồn hỗ trợ, chính sách, công nghệ…Với những yếu tố đó, Việt Nam có thể đi sau về trước", ông Thiên nhấn mạnh.
Theo ông Trần Đình Thiên, Việt Nam đặt mục tiêu cụ thể: Trở thành quốc gia phát triển, thu nhập bình quân cao (lớn hơn 12.000 USD) vào năm 2045. Thu nhập bình quân hiện tại mới hơn 3.000 USD mà đã tiêu như này thì khi thu nhập ở mức 12.000 USD, không biết cuộc sống sẽ như thế nào? Mục tiêu đó sẽ có nhiều thách thức. Từ nay đến năm 2045, chúng ta sẽ phát triển khác thường so với giai đoạn trước đây. Nếu làm được thì tăng trưởng sẽ vượt qua nền kinh tế thâm dụng lao động rẻ tiền.
Bên cạnh đó, khi thay đổi phương thức phát triển, Việt Nam còn phải chống chịu với thách thức khác với nhiều nước, đó là chống chịu được biến đổi khí hậu. Đồng thời, thay đổi phương thức sống, áp lực phát triển đô thị. Theo đó, phải thay đổi phương thức phát triển, trong đó xanh là chủ yếu.
"Để cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược tăng trưởng xanh này, Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch, theo đó Chính phủ đã cam kết cụ thể chứ không chỉ là cam kết chung. Tôi thấy rất rõ là kế hoạch hành động ngày càng cụ thể hơn, có 17 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ và 143 nhiệm vụ cụ thể đồng thời xây dựng tích hợp chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp. Đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng, không có thì chúng ta không tăng trưởng được.
Để làm được điều này, chúng ta phải làm nhiều việc, có thể phải bỏ đi rất nhiều nhưng đồng thời phải tạo ra nhiều thứ mới. Nói chung nguồn lực sẽ rất khác, tức là nguồn lực phải thay đổi đi rất nhiều. Có thể chúng ta cần cần 200-300 tỷ USD vào năm 2030, đây là chi phí rất lớn", ông Thiên đặt vấn đề.
PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định, trong nhiều năm qua, nguồn lực cho tăng trưởng xanh đã bắt đầu rất lớn. Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp, nên quy mô đến giờ chưa đc bao nhiêu, nhiều kênh huy động nguồn lực nhiều khi chưa thông.
"Hiện nay, nguồn đầu tư công, tín dụng xanh… đang rất dữ dội, đồng thời cấu trúc cơ cấu kinh tế đều hướng tới phát triển xanh. Chúng ta càng ngày thấy rằng những nguồn lực này sẽ mở rộng hơn nữa. Tới đây công nghệ cho tăng trưởng xanh sẽ được phát triển hơn nữa. Theo tôi, vốn là một phần nhưng cần sự tham gia từ phía chính phủ, các doanh nghiệp để phục vụ xanh. Đặc biệt là xã hội của chúng ta, làm thế nào để tất cả đều tham gia vào và hướng tới mục tiêu xanh. Có thể chúng ta chưa quen với cam kết mang tính thách thức. Không có vấn đề gì chúng ta không thực hiện được hết, chúng ta phải hành động quyết liệt cho cam kết này", ông nói.
Net Zero là thách thức rất lớn nhưng khả thi
Theo ông Tăng Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Net Zero là thách thức rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Theo kịch bản thông thường, tổng phát thải của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 932 triệu tấn, trong đó ngành năng lượng chiếm 680 triệu tấn. Do đó, để đạt được mục tiêu Net Zero là thách thức rất lớn. Theo quy hoạch điện VIII được công bố vừa qua, lượng phát thải đến năm 2030 còn có thể 250 triệu tấn.
Song hành với thách thức vẫn có cơ hội, trong quá trình chuyển đổi có hai cách: chuyển dịch cơ cấu tăng cường năng lượng tái tạo, sử dụng nguyên liệu sạch hơn, thay thế dần các nguyên liệu cho tầm nhìn 2025. Tầm nhìn năm 2030, tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, điều này vừa là thách thức và cơ hội.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại phiên chuyên đề của Hội thảo. (Nguồn: BTC) |
Lĩnh vực điện gió, mặt trời có thể thu thu hút nhà đầu tư tiềm năng, tạo điều kiện ngân hàng tài trợ vốn khi xu hướng vốn xanh rất quan trọng trong ngành tài chính. Hiện tại, thế giới rất ưa chuộng nguồn vốn xanh, tài chính xanh và đây sẽ là tiêu chí cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian tới.
Về giải pháp về phía người sử dụng và doanh nghiệp, điều quan trọng là giảm bớt nhu cầu và đảm bảo tiêu chí xanh. Hiện, một số nước đã sản xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu xanh và thương mại hoá không còn xa. Đây là tín hiệu cho thấy Net Zero khả thi.
Tại Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp như Manulife Việt Nam, Sun Group, HSBC Việt Nam...đã cùng trả lời những câu hỏi liên quan đến bài toán làm sao để thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển nền kinh tế Nâu (nhiều ô nhiễm) sang Xanh; Xanh SM, Gamuda Land, Hoà Phát, Nhựa Tái Chế Duy Tân và Ngân hàng SHB sẽ chia sẻ hành trình chuyển đổi xanh của chính doanh nghiệp mình...
| 'Cuộc chiến' chống biến đổi khí hậu và hành động của Việt Nam vì một tương lai xanh Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đề ra Chiến lược quốc gia ... |
| IMF gợi ý biện pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa ra thông cáo về kết luận của Ban giám đốc điều hành IMF về Đợt tham vấn Điều ... |
| Nguồn lực tài chính cho Chiến lược tăng trưởng xanh vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế Tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Việt Nam cần khoảng gần 60 tỷ USD để thực hiện Chương trình mục ... |
| Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU 2023: Hướng tới việc hoàn thiện một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu. Những kinh nghiệm của các quốc ... |
| Có tới 88-93% doanh nghiệp chưa từng biết tới hoặc chỉ nghe nói sơ qua về Thoả thuận Xanh EU Với Thỏa thuận Xanh, Liên minh châu Âu (EU) đang và sẽ đặt ra nhiều tiêu chuẩn xanh khắt khe khác đối với hàng hóa ... |