TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ: Sự thống trị của Bắc Kinh trong mạng lưới viễn thông 5G là một thách thức đối với NATO | |
Mỹ cảnh báo Canada về công nghệ 5G của Huawei |
Phải chăng nước Mỹ đang tụt hậu trong "cuộc chiến" 5G? (Nguồn: Reuters) |
Washington "dậm chân” tại chỗ
Mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, nhưng việc không nhanh chóng thương mại hóa các ứng dụng mạng 5G đã khiến nước này tụt hậu so với Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ, theo cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson.
Trong một bài viết trên tờ Washington Post, ông Paulson cho biết, tuy các công nghệ tiên tiến như thuật toán trí tuệ thông minh (AI) và kỹ thuật học máy móc có thể giúp vận hành mọi thứ nhanh và hiệu quả hơn, song quá trình ứng dụng thực tế của những công nghệ này lại cần sự hỗ trợ của mạng 5G, vốn được coi là hạ tầng truyền tải và phân phối cho phép các công nghệ hoạt động tối ưu.
Trong khi các trường đại học và các công ty công nghệ Mỹ vẫn đi đầu trong những thành tựu đổi mới tiên tiến, từ trí tuệ nhân tạo đến công nghệ không dây 5G, thì Trung Quốc lại là nơi triển khai chúng trên thực tế, đẩy Mỹ vào thế thua trong cuộc đua thương mại hóa. Ông Paulson cũng nói thêm rằng, Washington cần khẩn trương đối mặt với những thiếu sót này để bù đắp cho khoảng thời gian và những cơ hội đã mất.
Tại Bắc Kinh, các chính sách công nghiệp của chính phủ và khu vực tư nhân đang chạy đua trong quá trình thúc đẩy thương mại hóa mạng 5G và các công nghệ, sản phẩm cũng như dịch vụ liên quan, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn với cả những quốc gia vẫn chào đón sự có mặt của Huawei.
Ông Paulson cho rằng, trong bối cảnh Washington đang "dậm chân tại chỗ", thì các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc lại đang triển khai nhanh chóng, với khoảng 150.000 trạm gốc 5G dự kiến sẽ được dựng lên vào cuối năm nay, gấp khoảng 15 lần những gì nước Mỹ sẽ có.
"Nước Mỹ không có nhà sản xuất thiết bị 5G nội địa, vì vậy họ phải dựa vào các nhà cung cấp châu Âu hoặc Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc đã có Huawei và ZTE", ông Paulson nói.
Chuyên gia này cho biết thêm rằng, ở Trung Quốc, 5G đã có mặt ở hơn 50 thành phố, trong khi ở Mỹ mới chỉ có 5G E, vốn không thể cạnh tranh được với mạng 5G.
… Hay đang đi trước phần còn lại của thế giới
Trước bối cảnh đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ kết luận: "Chúng ta cần một chiến lược để thu hẹp khoảng cách (trong lĩnh vực 5G) một cách nhanh chóng. Và đây là thời gian để đưa ra những đánh giá trung thực về cách mà Chính phủ đã để các nhà đổi mới và các doanh nghiệp phải thất vọng".
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, mục tiêu của Bắc Kinh nhằm thống trị các ngành công nghệ trong kế hoạch "Made in China 2025", bao gồm các khoản đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao như thiết kế và chế tạo chất bán dẫn, đã phần nào bị chùn bước bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi một số lĩnh vực sản xuất tiên tiến đã ghi nhận nhu cầu tiêu thụ thấp hơn.
Trong bối cảnh Washington đang "dậm chân tại chỗ" trong ứng dụng công nghệ 5G, thì các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc lại đang triển khai nhanh chóng. (Nguồn: Reuters) |
5G - một ứng dụng công nghệ quan trọng nhằm gặt hái những lợi ích kinh tế gia tăng từ việc kết nối hàng tỷ thiết bị và xây dựng các dịch vụ mới trong tương lai, là một trong những chủ đề quan trọng đã gây vướng mắc cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời làm sâu sắc thêm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi tập đoàn công nghệ Huawei Technologies bị cấm cung cấp các thiết bị viễn thông đến Mỹ cùng một số đồng minh.
Vào ngày 5/12, Tập đoàn Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến đã đưa ra một thách thức pháp lý khi chống lại quyết định ngày 22/11 của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) trong việc cấm các nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ khai thác Quỹ dịch vụ toàn cầu (USF) để mua thiết bị mạng từ "gã khổng lồ" viễn thông Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ coi Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nhất xét về thị phần, là mối đe dọa an ninh do mối quan hệ chặt chẽ của tập đoàn này với Chính phủ Trung Quốc, một cáo buộc mà Huawei đã phủ nhận từ lâu.
Trong khi đó, sự lo ngại của ông Paulson là trái ngược với quan điểm của Cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, Larry Kudlow, người cho rằng Washington đã đi trước Trung Quốc một bước trong quá trình phát triển 5G.
Sau cuộc họp với các giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ Mỹ, nhà cố vấn kinh tế kiêm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia đưa ra nhận định: "Cho đến nay, chúng tôi (nước Mỹ) đang đi trước phần còn lại của thế giới".
Đồng quan điểm này, CTIA - Hiệp hội ngành công nghiệp không dây có trụ sở tại Washington - hồi tháng 4/2019 cho hay, hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang cùng nhau sánh bước ở vị trí đầu tiên trong cuộc đua mạng 5G toàn cầu và khẳng định Mỹ đã không còn là "kẻ tụt hậu".
| Những xu hướng công nghệ chủ đạo định hình thế giới TGVN. Năm 2019 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của lĩnh vực công nghệ như sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới di ... |
| Mỹ muốn tìm đối tác 'cùng chí hướng' để triển khai mạng 5G TGVN. Trong một bức thư đề ngày 28/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh, nước này có kế hoạch hợp tác với "các quốc ... |
| Tại sao Mỹ không thể thua Trung Quốc trong cuộc chạy đua công nghệ? TGVN. Trung Quốc đang tăng tốc tối đa và cố gắng vượt qua một nước Mỹ đang bị phân tâm để giành lấy vị trí lãnh ... |