Pháo binh dã chiến: Thừa nhận bị tụt hậu, Mỹ có gì để thách thức Nga?

Trung Hiếu
TGVN. Quân đội Mỹ sẽ sớm nhận được một loại đạn pháo mới. Đạn pháo tự dẫn cho các hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Launch Rocket System) đã được thử nghiệm thành công và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 80 km.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháo binh dã chiến: Mỹ thách thức Nga
Pháo binh Mỹ có ý định vượt mặt pháo binh Nga. (Nguồn: Sputnik)

Lầu Năm Góc tin chắc rằng, đây chưa phải là giới hạn. Họ không giấu giếm rằng, Mỹ có ý định vượt mặt các hệ thống pháo Nga uy lực nhất thế giới hiện nay.

Đạn pháo "vàng"

Lầu Năm Góc công khai thừa nhận bị tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực pháo binh dã chiến - cả về lựu pháo và pháo phản lực. Vấn đề chính là quân đội Mỹ thiếu các loại đạn pháo tầm xa hiện đại.

Vào tháng 12/2017, Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation của Mỹ đã phân tích một cách khách quan khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga. Theo quan điểm của RAND, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Nga sẽ cố gắng gây thiệt hại tối đa cho lực lượng mặt đất của đối phương mà không tiếp xúc trực tiếp với hỏa lực của họ.

“Người Nga đang sử dụng pháo binh của họ nhiều nhất có thể”, các chuyên gia RAND cảnh báo. "Về mặt này, họ có lợi thế hơn so với quân đội phương Tây. Ví dụ, trong lữ đoàn lục quân Mỹ chỉ có một tiểu đoàn pháo binh. Lữ đoàn súng trường cơ giới Nga thường có hai tiểu đoàn pháo tự hành và một tiểu đoàn pháo phản lực. Trong trường hợp xảy ra trận chiến một mất một còn, lữ đoàn Mỹ sẽ phải đối mặt với đối thủ sở hữu nhiều khẩu pháo hơn và có khả năng sử dụng nhiều loại đạn pháo có tầm bắn xa".

Mỹ tìm cách đuổi kịp Nga

Cuộc thử nghiệm đầu tiên của Mỹ cho loại đạn pháo phản lực tự dẫn thông minh ER GMLRS đầy hứa hẹn vào tháng 11/2020 đã không thành công - quả đạn phát nổ trên không ngay sau khi phóng.

Các chuyên gia của Lockheed Martin đã tiến hành "công việc sửa lỗi" và cuộc thử nghiệm thứ hai đã thành công tại thao trường thử nghiệm tên lửa ở New Mexico. Trong cuộc thử nghiệm, đạn ER GMLRS được bắn từ hệ thống phóng tên lửa cơ động cao HIMARS. Loại đạn này được phát triển dành riêng cho hệ thống này.

Gaylia Campbell, Phó chủ tịch của Phòng Hỏa lực chính xác (Precision Fires) và Hệ thống Cơ động Chiến đấu tại công ty Lockheed Martin cho biết: “GMLRS tầm xa tăng cường mới của chúng tôi được gia tăng đáng kể phạm vi tấn công của các hệ thống pháo phản lực hiện có, có lựa chọn đạn dược cho các mục tiêu khoảng cách xa cùng độ tin cậy và độ chính xác cao. Sau khi sửa đổi, loại đạn pháo này có thể được sử dụng cho các loại MLRS M270 cũ hơn".

Theo Gaylia Campbell, trong các cuộc thử nghiệm tiếp theo, cần đạt được tầm bắn 150 km. Nếu điều này thành công, hệ thống pháo phản lực MLRS của Mỹ sẽ trở thành loại pháo có tầm bắn xa nhất trên thế giới.

ER GMLRS (Enhanced Range Guided MLRS) – đạn pháo tự dẫn 227mm có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. Hệ thống dẫn đường quán tính và qua vệ tinh. Loại đạn pháo này được sử dụng để tiêu diệt các đối tượng nhỏ đơn lẻ, hoặc mục tiêu nhóm nhỏ (bằng đạn bắn loạt). Hiện trong kho vũ khí của Quân đội Mỹ có khoảng 50 nghìn GMLRS thông thường. Chưa có tin về việc Lầu Năm Góc sẽ mua bao nhiêu quả đạn hiện đại hóa, nhưng, báo chí cho biết rằng, quá trình sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu ​​vào năm 2023.

Mỹ cũng đang cố gắng cải thiện các loại lựu pháo của họ. Vào tháng 3 năm 2020, trong các cuộc thử nghiệm, lựu pháo tự hành ERCA (Extended Range Cannon Artillery) đầy hứa hẹn trang bị nòng pháo cỡ 155mm XM907 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 65 km - xa gấp đôi so với pháo tự hành M109. Pháo đã sử dụng hai loại đạn - đạn tên lửa chủ động dẫn đường Excalibur và đạn pháo phản lực-tích cực XM1113 với tầm bắn tăng lên. Cả hai loại đạn đều bắn trúng mục tiêu nhỏ.

So sánh pháo binh Nga-Mỹ

Pháo binh dã chiến là một điểm mạnh truyền thống của quân đội Nga. Kể từ năm 2016, pháo phản lực tầm xa 300mm Tornado-S bắt đầu được cung cấp cho quân đội Nga. Nó được thiết kế để tấn công từ xa các nhóm mục tiêu, tên lửa chiến thuật, các hệ thống phòng không, máy bay trực thăng trên bãi đậu, sở chỉ huy, trung tâm liên lạc và cơ sở hạ tầng quân sự. Tầm bắn là 120 km, và theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trong tương lai tầm bắn sẽ đạt 200 km.

Hệ thống MLRS Smerch ít hiện đại hơn đã được thiết kế dưới thời Liên Xô sử dụng đạn tự dẫn với tầm bắn hơn một trăm km. Đúng, hệ thống MLRS của Mỹ có thể được sử dụng để phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS với tầm bắn 300 km. Nhưng, tên lửa Iskander-M của Nga có tầm bắn 500 km.

Ngoài ra, Nga còn có nhiều loại pháo phản lực. Ngoài 2 loại pháo hạng nặng Smerch và Tornado-S, còn có các tổ hợp pháo phản lực 122mm Grad và Tornado-G (tầm bắn lên đến 42 km) và các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt 220mm Uragan (tầm bắn - 36 km). Nga có hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 (trên khung gầm xe tăng) và TOS-2 (trên khung gầm bánh lốp của xe tải), đây cũng là các loại MLRS tầm ngắn (tầm bắn lên đến 6 km).

Và Mỹ cho đến nay chỉ có HIMARS 227mm và M270 với tầm bắn của đạn thông thường là 60 km, và đạn không điều khiển - 40 km.

Tình hình tương tự với các loại lựu pháo tự hành. Về tầm bắn, phiên bản cải tiến mới nhất M109-A7155mm của Mỹ và Msta-S 152 mm của Nga có thể so sánh được: 25 - 30 km.

Tuy nhiên, pháo Nga có tốc độ bắn cao hơn. Pháo tự hành 152mm đầy hứa hẹn Koalitsiya-SV đã khẳng định khả năng tiêu diệt mục tiêu bằng đạn tự dẫn ở tầm xa tối đa lên tới 80 km với tốc độ bắn lên tới 16 phát/phút.

TIN LIÊN QUAN
Sắp tới sẽ thiếu điện thoại thông minh Samsung
Báo Mỹ 'khoe' pháo trực thăng có khả năng tiêu diệt Pantsir của Nga
Tạp chí Mỹ đánh giá về xe tăng mang tên 'Kẻ hủy diệt' của Nga
Duyệt web ẩn danh: Không an toàn và riêng tư như bạn nghĩ
Báo Nga nói về 'mồ chôn' máy bay F-35 của Mỹ
(theo Sputnik)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động