Pháp đưa năng lượng hạt nhân trở lại châu Âu: 'Ngả mũ' với biệt tài của Paris

Vy Anh
Mặc dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ không ít quốc gia thành viên EU, đặc biệt là "đầu tàu" Đức, nhưng bằng tài ngoại giao khéo léo, chuyên nghiệp, Paris lần lượt đạt những dấu mốc quan trọng trong hành trình đưa năng lượng hạt nhân trở lại châu Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp đưa năng lượng hạt nhân trở lại châu Âu: 'Ngã mũ' với 'biệt tài' của Paris
Hơi nước bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Electricite de France (EDF) ở Pháp. (Nguồn: Reuters)

Tương lai dài hạn của năng lượng

Mới đây, 11 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) do Pháp đứng đầu đã tuyên bố tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự để phát triển "các dự án mới", bất chấp sự phản đối của Đức.

Giải mã về vai trò của Paris trong tiến trình vận động cho sự quay trở lại của năng lượng hạt nhân ở châu Âu, tạp chí La Tribune (Pháp) cho biết, trong những tháng gần đây, nước này đã "gieo mầm" một cách khéo léo để có được một liên minh như vậy, thông qua vận động hành lang ở hậu trường và các thỏa thuận đặc biệt.

Tình huống này không phải là lần đầu. Vào cuối những năm 1950, trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kênh đào Suez và giá dầu tăng cao, Pháp đã thúc đẩy hợp tác năng lượng hạt nhân ở Lục địa già nhằm đảm bảo khả năng "tự cung, tự cấp".

Nhờ đó, Hiệp ước Euratom nổi tiếng đã ra đời năm 1957, chấp nhận việc tập trung các nguồn lực để phát triển công nghệ này ở các quốc gia thành viên.

Hơn 60 năm sau, không khí sôi động trở lại. Với lý do đảm bảo "an ninh nguồn cung" cũng như "đạt được các mục tiêu khí hậu", Pháp đang chuẩn bị cho việc quay trở lại của hạt nhân dân sự ở châu Âu.

Nước này luôn tích cực tìm kiếm đồng minh trong 27 quốc gia EU để tạo đối trọng trong các cuộc đàm phán với các nước láng giềng không ủng hộ cho nguồn điện carbon thấp này, trong đó đứng đầu là Đức và Tây Ban Nha.

Vừa qua, bên lề cuộc họp các Bộ trưởng Năng lượng các nước EU ngày 28/2 tại Stockholm (Thụy Điển), Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher đã triệu tập một cuộc họp về vấn đề này.

Kết quả không phải chờ đợi lâu: Pháp đã có được sự ủng hộ của 10 quốc gia (Bulgaria, Croatia, Czech, Hungary, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia, Slovenia). Các nước này cam kết sẽ "hỗ trợ các dự án hạt nhân mới được phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến và các bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của các nhà máy điện hiện có".

Hành trình "gieo mầm"

Phải thừa nhận trong những tháng vừa qua, Pháp đã rất khôn khéo "gieo mầm" để đạt được những thành quả trên. Ở bình diện quốc gia, chính phủ đã thông báo từ tháng 2/2022 về việc khởi động lại các hoạt động hạt nhân trên lãnh thổ, thông qua việc "kéo dài lâu nhất có thể" hoạt động của các lò phản ứng hiện có và xây dựng các lò phản ứng mới.

Tin liên quan
Các máy bay quân sự Nga liên tục bị tiếp cận ở châu Âu và châu Mỹ Các máy bay quân sự Nga liên tục bị tiếp cận ở châu Âu và châu Mỹ

Trong khu vực EU, đại diện của Pháp ở Brussels cũng đã rất tích cực tiến hành vận động hành lang với mục đích cụ thể: Đạt được sự công nhận năng lượng hạt nhân là dạng năng lượng carbon thấp, nguồn năng lượng "bền vững", từ đó bảo đảm một tương lai cho nguồn năng lượng này cũng như các nguồn tài trợ.

Các liên minh đầu tiên do Pháp dẫn dắt trên Lục địa già đã hình thành từ vài năm nay, bằng cách gửi các bức thư lên Ủy ban châu Âu (EC).

Hành động này nhằm đưa hạt nhân dân sự vào danh sách "phân loại xanh" của EU, cái được cho là để thu hút vốn cho các hoạt động vì mục tiêu bền vững.

Vào cuối tháng 3/2021, các nhà lãnh đạo của 7 quốc gia (Czech, Pháp, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Slovenia) đã gửi một lá thư tới cơ quan điều hành tại Brussels, với "lời kêu gọi khẩn cấp nhằm đảm bảo sân chơi bình đẳng cho năng lượng hạt nhân ở EU, không loại nó ra khỏi các chính sách và lợi ích về khí hậu và năng lượng".

Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Đức và Áo, cuối cùng họ đã thắng khi văn kiện được thông qua vào giữa năm 2022, trước sự thất vọng của các nhóm chống hạt nhân.

Tương tự, gần đây nhất, tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân trong việc sản xuất hydro "xanh" đã được đề cập.

Vào đầu tháng 2/2023, 9 quốc gia thành viên (gồm 7 nước nêu trên, thêm Bulgaria và Croatia) lại một lần nữa gửi thư tới EC, kêu gọi đi theo hướng này. Lần này vẫn là Berlin phản đối nhưng lời kêu gọi đã được chấp thuận.

Ngày 9/2, Ủy ban Năng lượng của Nghị viện châu Âu đã chính thức công nhận hydro được sản xuất từ điện hạt nhân là "năng lượng carbon thấp". Đây là một thắng lợi rất quan trọng.

Ngay ngày hôm sau, EC, tuy vẫn còn do dự, nhưng đã chấp nhận một ngoại lệ cho năng lượng hạt nhân trong sản xuất hydro được dán nhãn là "năng lượng tái tạo", sau nhiều tháng đấu tranh căng thẳng ở hậu trường.

Trung lập cũng phải "gật gù"

Tuyên bố chung vừa qua được đưa ra cho thấy liên minh do Pháp vận động hình thành từ nhiều tháng qua đang nhận được sự ủng hộ. Các nhà lãnh đạo Hà Lan, vào cuối năm 2022, đã công bố ý định xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân mới.

Phần Lan cũng hoàn toàn ủng hộ nguồn năng lượng này và đã tham gia vào liên minh nói trên. Thụy Điển chưa bày tỏ thái độ, mặc dù nước này có ý định khởi động lại chương trình hạt nhân. Lý do là nước này buộc phải giữ quan điểm "trung lập" trong 6 tháng làm Chủ tịch Hội đồng EU.

Nhưng trên thực tế, từ đầu tháng 1, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson thậm chí đã mở đường cho việc hợp tác với Pháp để xây dựng 2 lò phản ứng tiếp theo.

Quan điểm của Italy hiện cũng đang được đặt dấu hỏi. Trang tin điện tử Euractiv thì tuyên bố, Rome cũng bắt đầu tham gia liên minh này. Tuy nhiên, Bộ Môi trường và An ninh năng lượng Italy đã phủ nhận thông tin.

Chắc chắn chủ đề này sẽ tiếp tục căng thẳng vì vấp phải sự phản đối của Đức, Áo, Luxembourg và Tây Ban Nha, những nước đã tái khẳng định ngày 28/2 tại Stockholm về sự phản đối của họ đối với việc năng lượng hạt nhân quay trở lại châu Âu.

Liệu EU có nguy cơ bị chia thành hai khối đối lập nhau về vấn đề chuyển đổi năng lượng trong khu vực? Trong những thời điểm không chắc chắn như thế này, sự thống nhất của EU có vẻ như đang bị đe dọa.

Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp Agnès Pannier-Runacher nhận định: "Năng lượng hạt nhân hiện đang chiếm 25% sản lượng điện ở EU và thải ra ít khí thải carbon hơn so với điện gió và điện Mặt trời".

Bà Pannier-Runacher hy vọng mở rộng phạm vi của Tuyên bố chung với sự tham gia của một số quốc gia vùng Baltic, Italy hoặc thậm chí là Bỉ. Tuyên bố chung cũng đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng hydro tái tạo trong công nghiệp lên 42% vào năm 2030, và 60% vào năm 2035.

Sáng kiến này mang tính chính trị rất lớn khi Pháp đấu tranh chống lại Đức và Tây Ban Nha để hydro carbon thấp (sản xuất từ điện hạt nhân) được đặt ngang hàng với hydro tái tạo (sản xuất từ điện Mặt trời, điện gió hoặc thủy điện) trong Chỉ thị của châu Âu về năng lượng tái tạo RED3 đang được đàm phán tại Brussels.

Để Chỉ thị này được thông qua, dự kiến vào ngày 29/3 tới, Paris kêu gọi sự ủng hộ của các bên vì kết luận về RED3 phải dựa trên một sự đồng thuận chung.

Mali ca ngợi Nga 'đáng tin cậy', tính toán hành động nhắm vào Pháp

Mali ca ngợi Nga 'đáng tin cậy', tính toán hành động nhắm vào Pháp

Mới đây, chính quyền chuyển tiếp ở Mali đã có những hành động thể hiện rõ hơn thái độ đối với quan hệ với Nga ...

Châu Bùi dự Paris Fashion Week cùng Jisoo nhóm Blackpink

Châu Bùi dự Paris Fashion Week cùng Jisoo nhóm Blackpink

Mở màn cho chuỗi show tại Paris Fashion Week tại Pháp, Châu Bùi dự show Dior với trang phục xa xỉ được hãng lựa chọn ...

Bộ Y tế: Tăng cường các biện pháp phòng chống nguy cơ nhiễm cúm gia cầm có thể lây sang người

Bộ Y tế: Tăng cường các biện pháp phòng chống nguy cơ nhiễm cúm gia cầm có thể lây sang người

Theo Bộ Y tế, nước ta vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người nhất là trong điều kiện thời ...

Vua Charles III sắp công du Pháp và Đức, nỗ lực mới của Anh củng cố quan hệ láng giềng sau nhiều năm Brexit

Vua Charles III sắp công du Pháp và Đức, nỗ lực mới của Anh củng cố quan hệ láng giềng sau nhiều năm Brexit

Ngày 3/3, Điện Buckingham thông báo, Vua Charles III sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Pháp và Đức trên cương ...

Đại sứ Đinh Toàn Thắng tham dự phiên họp ra mắt của Nhóm hữu nghị Pháp-Việt Nam

Đại sứ Đinh Toàn Thắng tham dự phiên họp ra mắt của Nhóm hữu nghị Pháp-Việt Nam

Đại sứ Đinh Toàn Thắng đề nghị Nhóm hữu nghị Pháp-Việt Nam góp tiếng nói để Ủy ban châu Âu xem xét gỡ bỏ thẻ ...

(theo La Tribune)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm Trường mầm non Việt-Bun

Chiều ngày 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phu nhân Desislava Radeva đến thăm Trường mầm non Việt-Bun.
Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động