Pháp gắn 'kíp nổ' vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận

Bảo Minh
Thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR giữa Pháp và Armenia đã gây nên căng thẳng giữa quốc gia Kavkaz này với quốc gia nhiều duyên nợ Azerbaijan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp gắn 'kíp nổ' vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận
Pháp đã ký hợp đồng bán pháo tự hành CAESAR cho Armenia. (Nguồn: Pinterest)

Ngày 18/6, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết, nước này đã ký hợp đồng bán pháo tự hành CAESAR cho Armenia, trong bối cảnh Yerevan tăng cường quan hệ quân sự với phương Tây và rời xa đồng minh truyền thống Nga.

Tin liên quan
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Pháp vốn có cộng đồng lớn người Armenia sinh sống và theo truyền thống, là một trong những nước châu Âu ủng hộ Yerevan mạnh mẽ nhất.

Trước động thái này, hãng tin Reuters cho hay, ngày 19/6, Armenia và Azerbaijan - hai nước láng giềng tại khu vực Kavkaz đang nỗ lực hướng tới mục tiêu ký kết hiệp định hòa bình sau 3 thập kỷ xung đột - ngày 19/6 đã công kích lẫn nhau.

Phát biểu với báo giới Azerbaijan, ông Hikmet Hajiyev, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Ilham Aliyev, nêu rõ: “Chúng tôi đánh giá chính sách của Pháp đối với khu vực Nam Caucasus là vô hiệu. Đó là chính sách gây hại. Là đòn giáng mạnh vào mối quan hệ đang được hàn gắn giữa Baku và Yerevan”.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Armenia cho rằng, vấn đề mua bán vũ khí là “quyền chủ quyền của mọi quốc gia nhằm duy trì năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang thông qua việc trang bị các tài sản quân sự hiện đại”.

Tuyên bố của phía Armenia đã khiến Bộ Ngoại giao Azerbaijan đáp trả mạnh mẽ hơn, cáo buộc động thái của Yerevan là “bất hợp pháp và gây ra mối đe dọa đối với Baku”.

Những tháng gần đây, hai nước láng giềng ở khu vực Nam Kavkaz đã cố gắng đạt được tiến bộ trong tiến trình hướng tới hiệp định hòa bình, trong đó có vấn đề phân định biên giới.

Trong một phản ứng về thương vụ của Pháp-Azerbaijan, cũng trong ngày 19/6, hãng tin Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho rằng, động thái này sẽ không giúp ổn định tình hình trong khu vực.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova chỉ trích: "Paris đang kích động một đợt đối đầu vũ trang nữa ở Nam Kavkaz... Chính quyền Pháp không tuân theo lợi ích của Armenia".

Bà Zakharova lập luận rằng, Pháp "tìm cách lợi dụng những bất đồng, mâu thuẫn hiện có giữa các quốc gia như một công cụ để đạt được các mục tiêu cơ hội của riêng mình".

Armenia chính thức là đồng minh của Nga, nhưng trong những năm gần đây đã chuyển hướng ngoại giao và quân sự sang các nước phương Tây.

Armenia bắt đầu nhận viện trợ quân sự từ Pháp vào năm 2023. Lô xe bọc thép đầu tiên được chuyển giao qua Gruzia.

Vào cuối tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu xác nhận nước này có ý định bán ba hệ thống radar GM200 cho Armenia và ký với nhà sản xuất vũ khí MBDA để cung cấp hệ thống tên lửa phòng không di động Mistral (MANPADS). Pháp cũng sẽ cung cấp huấn luyện phòng không cho quân đội Armenia.

Tin thế giới 19/6: Tổng thống Putin tiết lộ thứ quan trọng mang đến Triều Tiên, Nga dọa hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, Israel đã khiến Mỹ nổi giận?

Tin thế giới 19/6: Tổng thống Putin tiết lộ thứ quan trọng mang đến Triều Tiên, Nga dọa hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, Israel đã khiến Mỹ nổi giận?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Triều Tiên và hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Kim Jong-un, quan hệ Mỹ-Israel đứng trước sóng ...

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Ngày 17/4, Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh, kết thúc đợt ...

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga rút khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp ...

Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Việc dừng hoàn toàn dòng khí đốt Nga từ Ukraine sang châu Âu đặt ra hai mối đe dọa đối với Kiev: mất doanh thu ...

Tổng thống Nga và Lãnh đạo Triều Tiên cam kết hỗ trợ quân sự 'tức thì' nếu một bên bị tấn công

Tổng thống Nga và Lãnh đạo Triều Tiên cam kết hỗ trợ quân sự 'tức thì' nếu một bên bị tấn công

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/6 đưa tin Bình Nhưỡng và Moscow đã nhất trí cung cấp hỗ trợ quân sự ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Dưới sự quan tâm chỉ đạo, định hướng chiến lược của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được đẩy mạnh...
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đặng Hoàng Giang tiếp Quyền Đại diện đặc biệt của OECD tại Liên hợp quốc, mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển.
Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Ngày 27/9, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tổ chức lễ kỷ niệm những ngày Lễ hội vùng Wallonie và ngày thành lập cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp.
Xem ngay cách bật tùy chọn nhà phát triển Xiaomi và tắt cực đơn giản

Xem ngay cách bật tùy chọn nhà phát triển Xiaomi và tắt cực đơn giản

Hướng dẫn bật tùy chọn trên điện thoại Xiaomi để truy cập tính năng ẩn và tùy chỉnh sâu hơn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể ...
Chở yêu thương về vùng cao An Lạc

Chở yêu thương về vùng cao An Lạc

Những chuyến xe chở yêu thương của Báo Thế giới và Việt Nam lăn bánh tới trường Tiểu học An Lạc, tỉnh Bắc Giang.
Khám phá ‘vịnh Hạ Long thu nhỏ’ ở Đà Nẵng

Khám phá ‘vịnh Hạ Long thu nhỏ’ ở Đà Nẵng

Lòng hồ Hoà Trung mùa nước cạn tháng 9-10, khi những cồn cỏ nhỏ hiện lên, tạo nên cảnh quan được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” ở Đà ...
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Ông Shigeru Ishiba, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Shigeru Ishiba, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Mỗi năm thế giới chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới, phát triển mạnh thành bão. Lịch sử nhân loại ghi nhận nhiều siêu bão...
Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Điểm chú ý của Diễn đàn Hương sơn Bắc Kinh 2024

Diễn đàn quân sự Hương Sơn lần thứ 11 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 12-14/9. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc gửi Thư chúc mừng Diễn đàn.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động