Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly. (Nguồn: AFP) |
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nói với các nghị sĩ Quốc hội nước này: “Nếu Mali thiết lập quan hệ đối tác với các lính đánh thuê kia, thì Mali sẽ tự cô lập chính mình và mất đi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đang can dự đông đảo tại Mali”.
Quan hệ giữa Pháp và Mali đã trở nên căng thẳng thời gian gần đây liên quan đến công ty an ninh tư nhân Wagner của Nga và việc Pháp tái bố trí lực lượng chống khủng bố của mình tại khu vực Sahel.
Theo các nguồn tin an ninh và ngoại giao, chính quyền quân sự tại Mali đã tiến gần đến việc đạt được thỏa thuận với Wagner để tuyển dụng khoảng 1.000 nhân viên bán quân sự của công ty này sang huấn luyện quân đội và bảo vệ các yếu nhân.
Trong khi đó, Paris đã khởi động chiến dịch ngoại giao, bao gồm cả chuyến thăm của bà Parly tới Mali vào ngày 20/9, để ngăn chặn động thái trên vì cho rằng, thỏa thuận như vậy không “tương thích” với sự hiện diện của quân đội Pháp tại Mali.
Ngày 25/9, tại Liên hợp quốc, Thủ tướng Mali Choguel Kokalla Maïga cáo buộc Pháp bỏ rơi Bamako khi quyết định rút lực lượng tham gia chiến dịch chống khủng bố mang tên Barkhane, đồng thời khẳng định Nga mang đến sự ủng hộ rõ ràng với mong muốn "tìm kiếm đối tác mới" của Mali, dù không đề cập Wagner.
| Tin thế giới 29/9: Nga đào sâu AUKUS; Ukraine chỉ thị gắt ở Donbass; Pháp tố Anh chơi trò chính trị; Tân Chủ tịch LDP Nhật Bản Nga tìm hiểu về AUKUS, căng thẳng Ukraine-Hungary, Anh-Pháp, tình hình Donbass, Triều Tiên, người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, xích mích ... |
| Sau lùm xùm liên quan lính đánh thuê Nga, Mali tỏ nỗi ấm ức giữa Liên hợp quốc, Pháp nói gì? Ngày 25/9, Thủ tướng Mali Choguel Kokalla Maïga nói, nước này bị Pháp "bỏ rơi" khi Paris quyết định rút lực lượng khỏi chiến dịch ... |