Pháp và Đức lên “Kế hoạch B” phòng trường hợp “Brexit”

Các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra "Kế hoạch B" với trọng tâm thắt chặt hợp tác quốc phòng và an ninh, nếu Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là "Brexit".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit Ý nghĩa của “Brexit” đối với quốc phòng và ngoại giao Anh
phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit Brexit vẫn làm cử tri Anh do dự
phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit
Kịch bản "Brexit" xảy ra sẽ là tổn thất không nhỏ đối với Liên minh châu Âu. (Ảnh: Al Jazeera)

Tại một loạt cuộc họp vừa diễn ra ở Hanover, Rome và Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận cách thức đối phó chung nếu "Brexit" xảy ra. Theo báo Financial Times (Anh), thay vì thúc đẩy các nỗ lực hội nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande lại hướng tới việc làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng.

Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhất là làm thế nào đối phó với nguy cơ xáo động tài chính và chính trị trong trường hợp nước Anh bỏ phiếu rời EU. Sau những tuyên bố đầu tiên nhằm trấn an các nước, các quan chức dự báo sẽ có một cuộc họp đặc biệt với sự tham gia của các nước thành viên EU mà không có Anh để đối phó với sự ra đi của "Xứ sở sương mù", nếu điều này xảy ra. Hội nghị thượng đỉnh quy tụ lãnh đạo 28 nước thành viên EU dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28-29/6 tới.

Các quan chức Pháp lo ngại "Brexit" có thể lan sang các nước thành viên khác. Một vị lưu ý: "Đánh giá thấp hậu quả của việc Anh rời EU sẽ đặt châu Âu trước rủi ro". Một chính trị gia khác giữ vai trò nòng cốt trong việc thảo ra "Kế hoạch B" nhấn mạnh: "Để 'Brexit' diễn ra thành công sẽ là dấu chấm hết cho EU. Điều này không thể xảy ra".

Tuy nhiên, Berlin bày tỏ lo ngại rằng, thông điệp mạnh mẽ như thế sẽ chỉ làm tình trạng chia rẽ trong nội bộ EU thêm xấu đi. Trong tuần trước, sự chia rẽ xung quanh việc đẩy mạnh hội nhập một lần nữa lại xuất hiện tại cuộc gặp của 4 nhà hoạch định chính sách châu Âu hàng đầu, gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi, và Chủ tịch Eurogroup (nhóm các Bộ trưởng tài chính các nước Eurozone) Jeroen Dijsselbloem.

Trong khi ông Juncker và ông Draghi đánh giá "Brexit" là động lực để Eurozone xích lại gần nhau hơn thì ông Tusk và ông Dijsselbloem lại tỏ ra dè dặt về vấn đề này. Trả lời phỏng vấn Financial Times, ông Dijsselbloem cho rằng việc bỏ phiếu rời EU được cho là kết cục tiêu cực của cuộc trưng cầu ý dân.

Trong bối cảnh còn nhiều bất đồng giữa các nước thành viên EU liên quan đến "Brexit", một chương trình nghị sự chung về vấn đề an ninh nội và ngoại khối giữ một vị trí nổi bật trong các thảo luận gần đây. Các lựa chọn được đưa ra cân nhắc bao gồm việc đẩy mạnh hợp tác tình báo và sử dụng các hiệp ước EU để tạo lập kế hoạch quốc phòng chung và chia sẻ thiết bị quân sự. Berlin cũng ủng hộ lời kêu gọi của Thủ tướng Italy Matteo Renzi về việc chia sẻ gánh nặng cũng như đưa ra một chính sách ngoại giao và quân sự chung ở Địa Trung Hải, vào thời điểm Italy là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng di cư.

Liên quan đến Eurozone, cả Pháp và Đức đều cho rằng bất kỳ cam kết nào làm sâu sắc thêm quan hệ trong khu vực đều diễn ra từng bước và từ từ, đặc biệt trước khi diễn ra các cuộc bầu cử tại cả hai nước này trong năm tới. Một nhà ngoại giao cấp cao EU nói rằng, nếu "Brexit" xảy ra, các nước trong liên minh không có lựa chọn nào khác là phải xích lại gần nhau.

Các biện pháp tăng cường hội nhập trong Eurozone được đưa ra bao gồm từ việc tăng cường chia sẻ rủi ro trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính cho tới tập trung hóa quyền lực tài chính. Tuy nhiên, những ý tưởng này có phần nhạt dần do thiếu ý chí chính trị giữa các nước thành viên trong khối.

phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit Chủ tịch EC muốn “níu kéo” Anh ở lại mái nhà chung

“Brexit” chắc chắn sẽ dẫn tới những hậu quả không thể lường trước đối với sự hợp tác của châu Âu.

phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit Nhiều người châu Âu muốn trưng cầu dân ý rút khỏi EU

Gần một nửa số người tham gia cuộc thăm dò ở 8 nước lớn của Liên minh châu Âu (EU) muốn trưng cầu dân ý ...

phap va duc len ke hoach b phong truong hop brexit Anh: Vướng mắc pháp lý nếu "Brexit" xảy ra

Ngày 4/5, Ủy ban Thượng viện Anh về EU đã đưa ra cảnh báo trên, trước thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân  ý ...

TNB (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
Học sinh, sinh viên cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh bảo hiểm y tế Hà Nội

Học sinh, sinh viên cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh bảo hiểm y tế Hà Nội

Bảo hiểm xã hội Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Thung Nham: Bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng Tràng An

Với vị trí giữa vùng lõi của Di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), Thung Nham mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và khác biệt.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động