Phát Diệm – Bái Đính: Một mẩu chuyện lương giáo

Ninh Bình, cách đây mấy năm, đoàn Quỹ Thụy Điển – Việt Nam phát triển văn hóa, chúng tôi, nhân dự lễ Phật Đản, trao tặng một bộ nhạc cụ truyền thống cho năm chục em mồ côi và nhà nghèo được ni cô chùa Đông Trang (Hoa Lư) nuôi và cho ăn học. Sau đó, ni cô Diệu Nhân xin đi cùng chuyến xe chúng tôi đến một trung tâm Phật giáo đang xây dựng ở Bái Đính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
phat diem bai dinh mot mau chuyen luong giao
Nhà thờ Phát Diệm. (Nguồn: Emeralda)

Trên đường đi, chúng tôi rẽ vào xứ đạo Phát Diệm để tặng một bộ kèn đồng cho ban nhạc nhà thờ. Cha xứ giữ đoàn ở lại ăn trưa: trước khi ăn, cha làm dấu câu rút và tạ ơn Chúa, còn ni cô thì chắp tay a di đà Phật. Khi đoàn từ biệt lên xe, cha lại cho một cán bộ giáo dân đi theo đoàn viếng Bái Đính. Cảnh giao lưu lương – giáo như vậy không thể có vào thời Pháp thuộc, nhất là không thể tưởng tượng nổi cách đây hơn một thế kỷ rưỡi ở Kim Sơn, một trung tâm truyền đạo ở ta từ mấy trăm năm.

Năm 1833, vua Minh Mạng ra lệnh bài trừ Công giáo trong cả nước. Thí dụ: Trong Nam một giáo phận, chỉ qua vài ngày 300 nhà thờ bị phá, 18 nhà tu kín bị giải tán, 6 vạn giáo dân phải trốn tránh. Tiếp đó trong 40 năm, 8 giám mục và 20 nhà truyền giáo người Âu bị giết, hơn hai chục bị phanh thây (theo giám mục Depierre). Sự tàn sát ấy là cớ để thực dân Pháp can thiệp và cũng là lý do khiến nhiều giáo dân theo Pháp để được bảo vệ sinh mạng. Và từ khi Pháp đánh Đà Nẵng (1858) cho đến khi đất nước thống nhất, cái hậu lương – giáo vẫn tồn tại. Từ sau “Đổi Mới” 1986, vấn đề dần dần thoáng hơn cả về hai phía.

Trở lại Phát Diệm, tôi đến nơi đây lần đầu tiên vào hồi kháng chiến chống Pháp, khi ta còn giữ được khu Ba. Khoảng năm 1947-1948, ta bắn rơi một máy bay Pháp. Tôi đang làm báo tiếng Pháp địch vận Létincelle và là Chủ tịch văn hóa kháng chiến Nam Định, chúng tôi đem chiến lợi phẩm (rượu, bánh) trong máy bay tặng cho giám mục Lê Hữu Từ. Sau chuyến đi đó, chỉ vài lần qua Phát Diệm, có lần này ở khá lâu và được cha xứ trẻ, cởi mở dẫn đi giới thiệu kỹ mới thấy hết giá trị của quần thể nhà thờ Phát Diệm, xây dựng những năm 1875-1899 (Nhà thờ Lớn xong năm 1891). Người xây là linh mục Trần Triêm (1825-1899), gốc Nga Sơn (Thanh Hóa) thường dược gọi là Cha Sáu hay Trần Lục (Pere Six). Vì muốn là linh mục thì phải qua bảy chức, cha khi bị bắt lên Lạng Sơn mới có 6 chức (sau được phong đặc cách), 34 năm cuối đời làm cha xứ Phát Diệm. Theo Hoàng Đạo Thúy, Trần Lục được Pháp phong làm khâm sai đi đánh dẹp ở Ba Đình. Chính kiến gác sang một bên, quần thể kiến trúc Phát Diệm do ông nghĩ ra và thực hiện với bao công sức trong mấy chục năm quả là một đóng góp quý giá cho di sản văn hóa Việt Nam (di tích đã được Bộ Văn hóa xếp loại). Công trình này có thể coi là một điển hình cho tiếp biến văn hóa Đông Tây, hội thoại nghệ thuật giữa nhiều tôn giáo tín ngưỡng (đạo Thiên Chúa, đạo Phật, Khổng học, Lão học). Nhìn chung là kiến trúc đình chùa và cung điện Việt Nam, Trung Quốc (hồ trước mặt như ao trước đình, mái cong, gác chuông có chuông chùa, hệ thống kèo và cột gỗ lim, cung thánh sơn son thếp vàng, nhiều mô típ trang trí kết hợp tùng, cúc, trúc, mai), hình âm dương để thể hiện sự thống nhất Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con trong Đức Chúa Thánh Thần, chấn song đá hình cây tre hay những con tiện gỗ ở các chùa, chữ Nho). Nhưng dĩ nhiên vì là nhà thờ đạo Thiên Chúa nên công trình cũng thể hiện kiến trúc và trang trí tôn giáo với những đề tài phương Tây (cấu trúc bên trong nhà thờ với ban thờ, bục giảng cao, những hàng ghế cho con chiên, động Chúa sinh...), dáng dấp kiến trúc nhà thờ Rô-man (style Roman). Quần thể kiến trúc gồm có hồ, bốn nhà thờ nhỏ, hai hang đá, núi Sọ và nổi bật là Phương Đình, Nhà thờ Lớn và Nhà thờ Đá. Trước khi đến Nhà thờ Lớn phải qua Phương Đình, được dư luận đánh giá là tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất quần thể. Đó là nhà gác chuông có ba tầng. Tài liệu chính thức có chỗ dịch sang tiếng Pháp là: Maison Communale (Phương Đình) Carrée (Đình vuông) và giải thích là kiến trúc giống đình làng. Tôi ngờ ngợ vì chữ Nho: Phương Đình có nghĩa là: Nhà vuông (như trường dạy học của cụ Nguyễn Văn Siêu cũng là phương đình), đình làng ta thì không vuông. Nhà thờ Lớn dài 74m, rộng 21m, quả thật là một công trình đồ sộ có 4 mái và 6 hàng cột gỗ lim, 16 cột ở 2 hàng giữa cao 11m, chu vi 2,35m, gỗ son thếp vàng chạm trổ công phu. Người ngoài thường gọi nhầm Nhà thờ Lớn là Nhà thờ Đá Phát Diệm là không đúng. Nhà thờ Đá nhỏ hơn nhiều, ở sân Nhà thờ Lớn (bên trái) toàn làm bằng đá, cột, xà, tường, tháp...

Với phương tiện thô sơ cách đây hơn trăm năm, xây quần thể Phát Diệm là một kỳ công. Để xây móng trên đất lầy cần đóng hàng triệu cọc tre. Phải mất chục năm tích lũy vật liệu trước khi khởi công, chở cây gỗ lim nặng 7 tấn suốt 200km (Nghệ An, Thanh Hóa), đá tảng từ 30-60km theo tuyến sông đào.

Rời khỏi Phát Diệm, xe băng qua những cánh đồng lúa xanh bát ngát của Kim Sơn, chúng tôi nghĩ đến công lao của doanh điền xứ Nguyễn Công Trứ. Không có cụ làm gì có Phát Diệm trù phú ngày nay.

Hữu Ngọc

Đọc thêm

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Mức thu phí tự động không dừng với ôtô tại 5 sân bay lớn

Từ 5/5, 5 cảng hàng không như Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ...
Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại Hà Nội

Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu... với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục ...
Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Nối gót Carlos Alcaraz, tay vợt tài năng Jannik Sinner không tham dự Rome Masters

Jannik Sinner lẽ ra sẽ là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho giải đấu Rome Master sau khi vô địch Australian Open vào tháng 1/2024.
Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Đáp trả giám sát lệnh trừng phạt ở LHQ, Triều Tiên tuyên bố nếu không rút ra bài học, phương Tây sẽ đối mặt với thất bại thảm hại

Ngày 5/5, Triều Tiên tuyên bố những nỗ lực do Mỹ và các nước phương Tây khác để giám sát các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ thất ...
Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động