Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo).
Trẻ em ở Thụy Điển ăn mặc như phù thủy cho lễ Phục sinh. (Nguồn: foreignersinfinland.fi) |
Tin liên quan |
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X kỳ vọng thu hút mọi đối tượng tham gia |
Lễ Phục sinh thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.
Không có ngày cố định, người dân thường tính Lễ Phục sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa Xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ
Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca.
Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài.
Biểu tượng của Lễ Phục sinh
Trứng Phục sinh: Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của Lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.
Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này.
Người dân ở Corfu, Hy Lạp, ném những chiếc bình đất sét chứa đầy nước gọi là "botides" xuống đường trong lễ Phục sinh. (Nguồn: Greekcitytimes.com) |
Thỏ Phục sinh: Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa Xuân này được sử dụng để đặt cho tên của Lễ Phục sinh.
Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa Xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng.
Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi Xuân về. Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận, bị thần ném lên bầu trời hóa vào chòm sao Lepus.
Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa Xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. ừ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong lễ Phục Sinh.
Sự khác biệt trong lễ Phục Sinh ở các nước
Lễ Phục sinh giống như một lễ Halloween nhỏ dành cho trẻ em ở Thụy Điển và một số vùng ở Phần Lan. Vào thứ Năm trước ngày lễ, trẻ em hóa trang thành phù thủy và tặng hàng xóm những tấm thiệp cùng những hình vẽ Phục sinh thủ công để đổi lấy kẹo. Khi trở về nhà, các bạn nhỏ sẽ nhận được những quả trứng Phục sinh lớn chứa đầy chocolate tự làm từ cha mẹ.
Người Na Uy ăn mừng lễ Phục sinh kéo dài một tuần bằng cách đọc tiểu thuyết tội phạm và xem các chương trình giết người bí ẩn.
Để đáp ứng nhu cầu xem phim, các nhà xuất bản tung ra nhiều phim kinh dị mới, trong khi các kênh truyền hình thêm phim truyền hình tội phạm vào lịch trình phát sóng hàng ngày.
Phong tục bất thường này được ghi nhận trong một quảng cáo năm 1923 cho một cuốn sách tội phạm mới có tên Bergen Train Looted in the Night.
Được quảng cáo trên trang nhất của một tờ báo địa phương, doanh số bán hàng từ cuốn sách cao đến mức khiến các nhà xuất bản bắt đầu phát hành tiểu thuyết tội phạm vào dịp lễ Phục sinh.
Các nhà sản xuất truyền hình cũng cho ra mắt những bộ phim truyền hình ngay sau đó và một truyền thống độc đáo đã ra đời.
ở Hy Lạp, người dân ở Corfu lại ném những chiếc bình đất sét chứa đầy nước gọi là "botides" xuống đường, để thể hiện rằng họ vứt bỏ những thứ cũ và sẵn sàng cho một khởi đầu mới.
Màn trình diễn pháo hoa Phục sinh bên ngoài Nhà thờ Florence. (Nguồn: Destinationflorence.com) |
Vào Lễ Phục sinh, hàng trăm người Italy mặc trang phục thế kỷ XV và hộ tống một chiếc xe cổ cao 9 mét chứa đầy pháo hoa đến Nhà thờ Florence.
Đây là truyền thống có hơn 350 năm tuổi có tên ‘scoppio del carro" - dịch theo nghĩa đen là vụ nổ của chiếc xe đẩy. Người ta tin rằng màn pháo hoa độc đáo này hứa hẹn một vụ thu hoạch bội thu trong năm tới.
Lễ Phục sinh năm 2024 bắt đầu vào Chủ nhật ngày 31/03.
(tổng hợp)
| Khám phá ngày Lễ Tình nhân trên khắp thế giới Ngày Lễ Tình nhân (Valentine's Day) hằng năm được kỷ niệm hầu như trên toàn thế giới, nhưng hình thức thì có phần khác nhau. |
| Lễ Thánh Patrick: Ngày lễ ‘màu xanh’ độc đáo của người Ireland Được tổ chức hàng năm vào ngày 17/3, Lễ Thánh Patrick sẽ nhuộm đất nước Ireland bằng một màu xanh lá từ đèn, mũ, bia… |
| Khát vọng của một cô dâu Việt ở xứ Đài Đặt chân tới Đài Loan (Trung Quốc) mà không biết một chữ tiếng Trung, tới nay chị Đồng Thị Dung đã sở hữu tấm bằng ... |
| Trâm hoa nhung - Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ... |
| Hội trại ngôn ngữ và văn hóa Việt dành cho học sinh cấp ba trên toàn vùng Đông Bắc Thái Lan Lầu đầu tiên, chương trình Hội trại ngôn ngữ và văn hóa Việt được tổ chức tại vùng Đông Bắc Thái Lan, thu hút các ... |