Trong nghiên cứu sắp công bố, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện hai hành tinh d và e trong hệ hành tinh Trappist-1 là hai hành tinh có khả năng "có sự sống", mở ra thêm hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và ngoài Hệ Mặt trời.
Năm 2017, NASA đã công bố việc họ phát hiện ra hệ 7 hành tinh "tương tự Trái đất" quay quanh sao lùn trắng Trappist-1. Đây được xem là phát động chấn động vì các nhà khoa học chưa từng phát hiện được nhiều hành tinh tương tự Trái đất đến thế chỉ trong một hệ hành tinh, cũng chưa từng thấy một vùng không gian nào mà nhiệt độ cực điểm không làm triệt tiêu sự sống như vậy. Hệ hành tinh Trappist-1 nằm cách Trái đất 39 năm ánh sáng.
Mô phỏng hệ hành tinh Trappist-1 với 7 hành tinh được ký hiệu từ b đến h. (Đồ họa: NASA/JPL-Caltech) |
Phát hiện năm 2017 dẫn đến hy vọng rằng có nhiều hành tinh với bề mặt đá và lớn như Trái đất trong Dải Ngân hà.
TS. Amy Barr của Viện Khoa học Hành tinh (Mỹ) đã cùng các đồng nghiệp tại Hungary xây dựng mô hình toán học của 7 hành tinh này và kết cấu bên trong chúng. Họ phát hiện 6 trong số 7 hành tinh có thể có nước, ở dạng lỏng hoặc băng. Trong đó, một hành tinh có thể có biển. Họ cũng mô phỏng quỹ đạo của các hành tinh để tính nhiệt độ bề mặt của chúng.
"Đó là một trong những động lực của nghiên cứu này", Barr nói với Guardian. "Các hành tinh còn nằm trên một quỹ đạo rất kỳ dị, trông như hình quả trứng. Mỗi lần hành tinh quay quanh ngôi sao, nó bị căng ra hoặc ép vào".
Io, vệ tinh của sao Mộc, cũng chịu lực kéo - đẩy tương tự như vậy và tạo ra "nhiệt thủy triều". Bề mặt của Io xẻ ra bởi những núi lửa phun trào, các dòng dung nham, các vết sẹo và lòng chảo. Barr nói rằng những lực tác động tương tự có lẽ cũng tồn tại trong hệ hành tinh Trappist-1.
"Các hành tinh có sự chà xát riêng bên trong nó, các lực kéo căng và ép vào đã tạo ra sức nóng ở bên trong", ông nói.
Hai hành tinh Trappist-1d và Trappist-1e là hai hành tinh có nhiệt độ "hợp lý". Hành tinh Trappist-1d có nhiệt độ khoảng 15 độ C trong khi hành tinh Trappist-1e thấp hơn. "Nhiệt độ anh có là ngang với Nam Cực, nhưng vẫn hợp lý (cho sự sống)".