TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19: Bãi bỏ các biện pháp ngăn cấm không đúng với Chỉ thị số 16 của Thủ tướng | |
Đại sứ quán và Hội người Việt Nam họp trực tuyến về tình hình dịch Covid-19 tại Ba Lan |
Các bậc cha mẹ ở Campuchia đeo khẩu trang khi đưa con đến Bệnh viện nhi ở Phnom Penh, ngày 30/1. (Nguồn: AFP) |
Tạp chí khoa học có trụ sở chính ở Hà Lan Elsevier đã đăng tải bài nghiên cứu về diễn biến lâm sàng cùng kết quả điều trị cho trẻ em, nhũ nhi (dưới một tuổi) và sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi) nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của nhóm tác giả làm việc tại Khoa Nhi, Bệnh viện Chang Gung, Hạ Môn, Phúc Kiến và Khoa Nhi, Bệnh viện Chang Gung thuộc Đại học Chang Gung, Đài Loan (Trung Quốc).
Có thể xuất hiện biến chứng nặng
Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao, bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc dịch tễ, có thể không có biểu hiện triệu chứng hoặc bị sốt, ho khan, mệt mỏi, hay gặp một vài vấn đề về đường hô hấp trên như nghẹt mũi và sổ mũi. Một số bệnh nhi có thể có các triệu chứng đường tiêu hóa như khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Hầu hết trẻ nhiễm bệnh có các biểu hiện lâm sàng nhẹ và tiên lượng tốt. Các bé hồi phục trong vòng 1-2 tuần sau khi khởi phát, rất hiếm khi tiến triển thành nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng trích dẫn báo cáo từ Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán về một trẻ nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng. Bệnh nhi một tuổi này bị tiêu chảy và nôn không liên tục trong 6 ngày, sau đó xuất hiện sốt và khó thở nên được nhập viện.
Ngay ngày đầu nhập viện, X-quang ngực của trẻ cho thấy hình ảnh viêm phổi phải. Bệnh nhi được xét nghiệm axit nucleic SARS-CoV-2 lần 1 và lần 2 cho kết quả âm tính vào ngày thứ 2 và thứ 7 sau khi nhập viện và dương tính ở lần 3 chỉ một ngày sau đó.
Bệnh nhi đã được chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt và đặt nội khí quản. Tình trạng bệnh được cải thiện và được cai máy thở thành công vào ngày thứ 10 sau khi nhập viện, kết quả điều trị bệnh nhân này đã hồi phục hoàn toàn. Như vậy, trường hợp trên cho thấy, trẻ em vẫn có khả năng bị lây nhiễm Covid-19 và tình trạng nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra.
Hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ cao
Mặc dù bệnh Covid-19 rất hiếm gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ sơ sinh, nhưng từ ngày 8/12/2019 – 6/2/2020, Trung Quốc đã ghi nhận 9 trẻ nhũ nhi nhập viện được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, trẻ bé nhất là 1 tháng tuổi và lớn nhất là 11 tháng tuổi.
Bé gái 17 ngày tuổi Tiếu Tiếu (Xiao Xiao) ở Vũ Hán, Trung Quốc được ghi nhận là trường hợp đã tự bình phục sau khi nhiễm Covid-19 mà không cần thuốc. (Nguồn: Hubei New Matters/ASIAWIRE) |
Trong số 9 trẻ bị bệnh, 4 trẻ bị sốt, 2 trẻ có triệu chứng hô hấp trên nhẹ, 1 trẻ không có triệu chứng, 2 trẻ không có thông tin về các triệu chứng. Tất cả gia đình của 9 bệnh nhi này đều có ít nhất 1 người thân bị nhiễm bệnh. Quá trình điều trị cho 9 trẻ này không cần sự chăm sóc đặc biệt hay thở máy và đều không có biến chứng nghiêm trọng.
Nhóm tác giả cho rằng, số lượng trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 ít có thể là do nguy cơ phơi nhiễm với virus thấp hơn so với người lớn. Các biểu hiện bệnh lý nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng, có thể do không xác định được đầy đủ số liệu.
Theo một nghiên cứu khác về các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm virus SARS-CoV-2. Tại Trung Quốc đã có hai trẻ sơ sinh bị nghi ngờ lây nhiễm từ mẹ là bé trai 30 giờ tuổi và bé gái 17 ngày tuổi. Tuy nhiên, cả hai trẻ đều bị nhiễm chủng virus này sau khi sinh. Cho đến nay, vẫn chưa tìm được bằng chứng về việc lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Theo đó, việc chẩn đoán trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: (1) có ít nhất một triệu chứng lâm sàng, bao gồm nhiệt độ cơ thể không ổn định, trẻ ít hoạt động hoặc bú kém, hoặc khó thở. (2) X quang phổi cho thấy bất thường. (3) Có chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 ở những người trong gia đình hoặc người chăm sóc liên quan với bệnh nhi. (4) Tiếp xúc gần gũi với những người nghi nhiễm hoặc đã xác nhận dương tính với chủng virus này.
Bệnh nhi mắc viêm phổi không xác định được nguyên nhân, hoặc lịch sử dịch tễ có liên quan với động vật hoang dã và chợ động vật hoang dã cũng có thể bị nhiễm chủng virus này.
Ngoài ra, bài nghiên cứu khuyến cáo tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 nên được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Hiệu quả của thuốc kháng virus không chắc chắn ở trẻ em, các thuốc chống nhiễm khuẩn chỉ được sử dụng khi đã xác nhận bệnh nhi bị nhiễm khuẩn.
Nếu trẻ sơ sinh có hội chứng suy hô hấp cấp, nên cân nhắc sử dụng surfactant, khí oxit nitric (NO) và cân nhắc sử dụng máy thở cao tần. Ở trẻ sơ sinh có tình trạng nghiêm trọng, có thể cân nhắc sử dụng glucocorticoids hoặc immunoglobulin (kháng thể), chạy thận nhân tạo hoặc thở oxy màng ngoài cơ thể (ECMO).
Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường ý thức cộng đồng, thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiểm soát lây nhiễm, trong đó thực hiện quản lý sức khỏe tại các gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm.
Mỹ ghi nhận trường hợp hiếm gặp là trẻ sơ sinh đầu tiên tử vong do Covid-19 TGVN. Ngày 28/3, Sở y tế công cộng bang Illinois xác nhận trường hợp trẻ sơ sinh đầu tiên tử vong tại Mỹ do mắc ... |
Covid-19 ở Mỹ: Gần 50.000 ca nhiễm, ca trẻ em đầu tiên tử vong, đóng cửa cơ sở kinh doanh ở thủ đô TGVN. Ngày 24/3, trung tâm Hệ thống Khoa học và Kỹ thuật của Đại học Johns Hopkins cho biết, Mỹ đã có hơn 49.700 ca ... |
EU cân nhắc tiếp nhận trẻ em di cư ở Hy Lạp, Tổng thống Erdogan tiếp tục đến Brussels TGVN. Trong thông báo ngày 9/3, Chính phủ Đức cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc tiếp nhận 1.500 trẻ em di ... |