TIN LIÊN QUAN | |
Loài nhện ‘siêu đẳng’ bắn tơ dài 20m làm... cầu qua sông | |
Bí ẩn loài nhện tạo ra sợi tơ bền nhất thế giới |
Tơ là một loại protein tự nhiên nhưng cũng có thể được sản xuất tổng hợp. (Nguồn: Scitech Daily) |
Đạt được đồng thời cả độ bền cứng và khả năng đàn hồi vẫn là một thách thức lớn trong kỹ thuật vật liệu. Đơn giản vì tăng sức mạnh có nghĩa là mất khả năng đàn hồi và ngược lại.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Đại học Aalto và Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật VTT của Phần Lan đã thành công trong mục tiêu vượt qua thử thách này.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một vật liệu dựa trên lý thuyết sinh học thực sự mới, bằng cách dán các sợi cellulose gỗ và protein của tơ được tìm thấy trong các sợi mạng nhện.
Kết quả là một vật liệu rất chắc chắn và có khả năng đàn hồi có thể trở thành vật liệu lý tưởng được sử dụng trong tương lai. Đây như là một sự thay thế cho nhựa hay là một phần của vật liệu tổng hợp sinh học và trong các ứng dụng y tế, sợi phẫu thuật, ngành dệt may, bao bì.
Theo giáo sư Markus Linder của Đại học Aalto, thiên nhiên cung cấp các thành phần tuyệt vời để phát triển các vật liệu mới, như cellulose gỗ và protein của tơ nhện được sử dụng trong nghiên cứu này. Ưu điểm của cả hai loại vật liệu này là không giống như nhựa, chúng có khả năng phân hủy sinh học và không gây hại cho thiên nhiên giống như vi nhựa.
Linder cho biết: “Các nhà nghiên cứu của chúng tôi chỉ cần có khả năng tái tạo các tính chất tự nhiên này. Vì chúng tôi biết cấu trúc của DNA, chúng tôi có thể sao chép nó và sử dụng nó để sản xuất các phân tử protein tơ tằm tương tự như được tìm thấy trong các chuỗi mạng nhện.
Các nhà khoa học tiết lộ đã sử dụng bột cây bạch dương, phá vỡ nó thành các sợi nano cellulose và sắp xếp chúng thành một giàn cứng. Trong khi đó, tơ là một loại protein tự nhiên được bài tiết bởi động vật như tằm và cũng được tìm thấy trong các sợi mạng nhện. Tuy nhiên, tơ nhện được các nhà nghiên cứu của Đại học Aalto sử dụng không thực sự được lấy từ mạng nhện mà thay vào đó được sản xuất bởi các vi khuẩn có DNA tổng hợp.
Trung Quốc chuyển đổi thành công chất thải sinh học thành siêu nhiên liệu cho tên lửa và máy bay Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, đã phát triển công nghệ để chuyển đổi chất thải sinh học thành siêu nhiên liệu cho ... |
Tìm ra loại nhiên liệu sinh học giúp giảm khí thải CO2 trong ngành hàng không Các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế được một qui trình có thể tận dụng những thực vật phế thải trong quá trình ... |
Tàu Na Uy sử dụng cá chết thay thế nhiên liệu hóa thạch Hãng tàu thủy Na Uy tuyên bố sẽ bắt đầu sử dụng nhiên liệu khí sinh học làm từ cá chết, thức ăn thừa để ... |