Phát triển bền vững đô thị Việt Nam

Bên cạnh những kết quả tích cực,Việt Nam nói riêng và các thành viên APEC nói chung đang gặp phải những thách thức tất yếu từ quá trình đô thị hóa. Với mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện thể chế về quản lý hướng tới hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phat trien ben vung do thi viet nam Công bố 15 giải pháp thành phố thông minh cho đô thị Việt Nam
phat trien ben vung do thi viet nam Không gian mới cho đô thị Việt Nam

Trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế với sự tham gia, hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế của khu vực cũng như toàn cầu.

phat trien ben vung do thi viet nam

Tiến trình đô thị hóa tại Việt Nam

Để thực hiện bốn mục tiêu ưu tiên chính được nêu trong hợp tác APEC, khu vực đô thị trong hầu hết các lĩnh vực đều đóng vai trò then chốt. Cũng tương tự như các nền kinh tế APEC khác, khu vực đô thị Việt Nam hiện nay đã chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học - công nghệ và có tác động lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển, số lượng lớn các đô thị hiện hữu được nâng cấp, mở rộng về quy mô. Bộ mặt đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại. Đời sống dân cư đô thị từng bước được nâng cao.

Chính sự phát triển của hệ thống đô thị, chất lượng của cơ sở hạ tầng đô thị cho các hoạt động sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu về nhà ở… đã góp phần cho sự hội nhập có hiệu quả, sâu và rộng của Việt Nam trong APEC nói riêng và thế giới nói chung. Những kết quả tích cực của quá trình đô thị hóa chính là nền tảng cho các giải pháp hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.

Những thách thức

Tuy nhiên, thực tế phát triển cũng cho thấy, Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác trong APEC đã và đang đối mặt với những khó khăn mang tính căn bản của quá trình đô thị hóa. Trong bối cảnh riêng của

Việt Nam về thể chế, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ khoa học công nghệ, những thách thức của đô thị hóa tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, mạng lưới và sự phân bố của hệ thống đô thị chưa phù hợp với mức độ thay đổi về dân số, lao động và tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng dân số và hạ tầng tập trung tại các đô thị lớn, trong khi các đô thị nhỏ, nhất là ở vùng núi, lại tăng trưởng rất chậm. Riêng hai thành phố loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 tổng dân số là khoảng 15 triệu người chiếm tới 30% dân cư đô thị của Việt Nam; tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 7-10%/năm.

Thứ hai là vấn đề kết nối và đảm bảo đồng bộ hạ tầng đô thị. Việc kết nối hạ tầng khung giữa các vùng và giữa các đô thị còn hạn chế, đặc biệt với các công trình đầu mối như giao thông, cấp – thoát nước và thu gom xử lý rác thải.

Thứ ba là vấn đề đầu tư phát triển đô thị dàn trải. Một thực trạng dễ nhận thấy tại nhiều đô thị Việt Nam là hiện tượng “dự án treo”, “quy hoạch treo” đặc biệt là các dự án đô thị mới. Đây là nguyên nhân chính làm lãng phí đất đai, đồng thời tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Trong khi đó, các khu vực cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị chưa được quan tâm đúng mức mặc dù nhu cầu rất cao.

Thứ tư, công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam trước thách thức của biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; vấn đề tài nguyên chưa được quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường đô thị vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân đô thị. 

Thứ năm là vấn đề về nguồn lực. Trong bối cảnh thiếu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng, một số đô thị lại triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục không ưu tiên, nguồn lực cho phát triển đô thị chưa đa dạng.

Thứ sáu là vấn đề về năng lực quản lý đô thị. Đây là lĩnh vực đa ngành, tuy nhiên sự phân công, phối hợp, trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp còn một số điểm phân tán, chồng chéo, chưa thống nhất, chưa rõ trách nhiệm. Trong khi đó, năng lực cán bộ quản lý đô thị còn yếu, sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý chưa được khuyến khích.

Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị vào năm 2016. Theo thống kê, có khoảng 54% dân số thế giới đang sống tại các đô thị và xu hướng này tiếp tục diễn ra; khu vực đô thị hiện đóng góp khoảng 80% GDP toàn cầu. Các nền kinh tế APEC với 21 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 42% dân số thế giới và sản xuất hơn 57% GDP toàn cầu.

Nỗ lực từng bước hoàn thiện chính sách quản lý

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của phát triển đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ trong Nghị quyết: "Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng...".

Thông qua Luật Quản lý phát triển đô thị, những mục tiêu cụ thể mà Việt Nam hướng đến, đó là: Thúc đẩy đầu tư phát triển và tăng cường quản lý phát triển hệ thống đô thị theo Định hướng, Quy hoạch tổng thể, Chiến lược, Chương trình phát triển đô thị và có kế hoạch; Tạo lập các đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án phát triển đô thị có hệ thống hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; Bổ sung hành lang pháp lý cho việc phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái; Đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đô thị.

Bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế thành viên APEC, cũng như các nơi khác trên thế giới trong quá trình đô thị hóa là những thực tiễn rất quý giá cho công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam. Sự hội nhập và giao thoa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ giúp Việt Nam tránh được những sai lầm đáng tiếc và tận dụng những nguồn lực, thành tựu khoa học công nghệ áp dụng trong quản lý và phát triển đô thị. Việt Nam đang từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển đô thị, hướng tới một Việt Nam 2035 thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.

TS. Nguyễn Tường Văn

Cục trưởng Cục Phát triển đô thị 

Bộ Xây dựng

phat trien ben vung do thi viet nam 30 tỉnh, thành Việt Nam hội nhập xu hướng đô thị thông minh

Một thành phố được gọi là thông minh thì không thể ô nhiễm, đầy rác thải, sử dụng năng lượng không hiệu quả. Khoa học ...

phat trien ben vung do thi viet nam Phát triển bền vững mô hình Đô thị thông minh trong APEC

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ ba các quan chức cao cấp (SOM3) và các cuộc họp liên quan của APEC 2017, ngày 18/8, ...

phat trien ben vung do thi viet nam Đà Lạt hướng đến đô thị thông minh

Ngày 17/2 tại Đà Lạt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt làm việc với Tập đoàn VNPT để nghe báo cáo “Đề ...

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Phiên bản di động