Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong đòi hỏi một cơ chế hợp tác hiệu quả

Hồng Châu
(thực hiện)
Bên lề Diễn đàn quốc tế Mekong (Mekong International Forum) lần thứ tư, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã chia sẻ với TG&VN những câu chuyện "nóng hổi" liên quan đến chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam (2007-2014).
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đại sứ đánh giá như thế nào về chủ đề "Chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong" của Diễn đàn quốc tế Mekong (Mekong International Forum) năm nay?

Đây là lần thứ tư Diễn đàn quốc tế Mekong được tổ chức và rõ ràng Diễn đàn đã quy tụ được các chuyên gia hàng đầu thế giới và khu vực cùng những người quan tâm đến an ninh nguồn nước và phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong.

Diễn đàn là nơi các bên cùng trao đổi về mối quan tâm chung làm sao vừa bảo đảm được an ninh nguồn nước, sự thích ứng với môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo tính bền vững của dòng Mekong.

Những câu chuyện "nóng hổi" nhất được đặt ra ở đây đó là: làm sao hợp tác, quản lý được nguồn nước ở dòng sông Mekong; tiếp đến là câu chuyện về chuyển đổi xanh. Năng lượng là điều rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở một khu vực phát triển năng động như tiểu vùng sông Mekong. Đi cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu và những cam kết về thích ứng biến đổi khí hậu mà mục tiêu Net Zero đang đặt ra cho tất cả các nước.

Tin liên quan
MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong

Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta cần phải chuyển đổi xanh mà ở đây là chuyển đổi sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Chính vì vậy, câu chuyện chuyển đổi năng lượng sang năng lượng sạch và năng lượng tái tạo cũng là một chủ đề rất quan trọng của Diễn đàn lần này.

Theo tôi, cơ hội và thách thức đều đang song hành. Về cơ hội, sự cam kết của các nước, những cơ hội hợp tác với các đối tác phát triển là rất lớn. Nhưng đồng thời còn đó những thách thức không nhỏ.

Thứ nhất, quá trình chuyển đổi năng lượng sang năng lượng xanh, sạch cần cả một quá trình, thời gian, tiền bạc, công nghệ và hợp tác quốc tế.

Thứ hai, trong quá trình chuyển đổi đó vẫn cần đảm bảo đủ nguồn năng lượng để phát triển.

Thứ ba, những cơ chế hợp tác khu vực và với bên ngoài tiểu vùng sông Mekong, làm sao phải phát huy được một cách hiệu quả nhất. Các nước có thể thúc đẩy, hỗ trợ với nhau cùng hợp tác.

Trước bối cảnh đang đặt ra như vậy, Diễn đàn quốc tế Mekong (Mekong International Forum) là nơi các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả cùng trao đổi, xem xét những vấn đề, cơ hội và thách thức; đưa ra những kiến nghị, biện pháp cụ thể. Từ đó, làm sao đưa những sáng kiến, giải pháp được bàn thảo lên kênh Chính phủ để thúc đẩy những hợp tác vì mục tiêu chung.

Theo Đại sứ, đâu là thách thức lớn nhất trong việc hiện thực hóa những mục tiêu chung mà chúng ta đưa ra?

Tôi cho rằng, thách thức lớn nhất là câu chuyện giữa bảo đảm năng lượng và phát triển bền vững. Rõ ràng, quốc gia nào cũng muốn phát triển. Muốn phát triển thì luôn cần năng lượng. Làm sao để phát triển bền vững? Điều này cần sự hợp tác và chung tay của tất cả các nước.

Bên cạnh đó, vì chúng ta đều đang sử dụng nguồn nước chung của dòng sông Mekong nên câu chuyện hợp tác giữa đầu nguồn, hạ nguồn, làm sao bảo đảm an ninh nguồn nước trên dòng sông này một cách hiệu quả.

Mục tiêu thì trùng nhau nhưng quan điểm của các nước thì không phải lúc nào cũng trùng nhau. Vì vậy, cần phải đưa ra những sáng kiến phù hợp để các nước có thể khởi động ngay các bước đi cụ thể, thực chất ở những góc độ khác nhau.

Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy những mục tiêu chung trong tiểu vùng sông Mekong?

Câu chuyện của Việt Nam với tiểu vùng sông Mekong phải được nhìn qua một bức tranh rất rộng. Đầu tiên, chúng ta thống nhất quan điểm phải phát triển bền vững dòng sông Mekong và tiểu vùng Mekong.

Khi chúng ta xác định cùng có chung một dòng sông, cần phải có sự quản lý, hợp tác làm sao sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả nhất, đồng thời phải bảo đảm yếu tố môi trường và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Trong khu vực, có rất nhiều cam kết về chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch. Để đáp ứng được những cam kết đó, từng quốc gia phải đặt ra những chương trình riêng của mình, cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng cần có sự tham gia, đóng góp vào quá trình này.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Bảo vệ bền vững dòng Mekong
Quang cảnh sông Mekong đoạn giáp với Thái Lan và Lào nhìn từ Nong Khai, Thái Lan. (Nguồn: MRC)

Hiện chúng ta đang có nhiều Diễn đàn khác nhau, kể cả chính thức và phi chính thức: các Hội nghị cấp cao ASEAN; Hội nghị cấp cao của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) của Mỹ, Hợp tác Mekong-Nhật Bản, Mekong-Hàn Quốc, Hợp tác Mekong-Lan Thương.

Việt Nam mong muốn những Diễn đàn, cơ chế này phải phục vụ mục tiêu chung là phát triển bền vững trong khu vực, bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích của cả thượng nguồn và hạ nguồn; hợp tác hiệu quả để thúc đẩy chuyển đổi xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cơ chế khu vực và thế giới để xây dựng mục tiêu chung này.

Trong hơn hai thập niên qua, đặc biệt là những năm gần đây, hợp tác ở khu vực lưu vực sông Mekong ngày càng trở nên sôi động với sự đan xen của nhiều cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, một số cơ chế hợp tác chưa thực sự phát huy tính hiệu quả. Đại sứ bình luận thế nào về ý kiến này?

Có lẽ, chúng ta cần phải nhìn trên cả hai góc độ, cả về góc độ hợp tác phát triển và hợp tác tăng cường phát triển kinh tế. Tiếp đến là trách nhiệm từ cả hai chiều, đó là các quốc gia trên dòng sông Mekong khi phát triển kinh tế xã hội thì cũng cần phải ý thức việc sử dụng nguồn nước một cách bền vững.

Ngoài ra, một vấn đề nữa là việc sử dụng hiệu quả các nguồn nước vào các đập theo thời vụ một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của nước thượng nguồn cần chung tay với nước hạ nguồn để tạo ra cơ chế hợp tác làm sao cùng có lợi cho các nước trên lưu vực sông Mekong.

Hiện nay, Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) là cơ chế hợp tác Mekong lâu đời nhất và là cơ chế duy nhất hoạt động dựa trên một hiệp định quốc tế nhằm tạo khuôn khổ hợp tác phát triển bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của khu vực. Trung Quốc là quốc gia ở thượng nguồn của sông Mekong nhưng lại không phải là thành viên của cơ chế hợp tác này. Cơ chế Hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) cũng hầu như không bàn về câu chuyện bền vững của dòng Mekong mà chỉ đề cập những biện pháp hợp tác kỹ thuât cụ thể rất nhỏ.

Rõ ràng, khu vực tiểu vùng sông Mekong đòi hỏi một cơ chế hợp tác hiệu quả trong việc sử dụng chung nguồn nước từ đầu nguồn ở Trung Quốc cho đến những quốc gia xuống cuối nguồn chuẩn bị chảy ra biển như Việt Nam, phải làm sao để các nước thượng nguồn và hạ nguồn đều có thể được hưởng lợi ích chung từ dòng sông.

Chúng ta hiện có một số biện pháp như phối hợp xả nước, cung cấp dữ liệu nhưng đó chỉ là những bước đi ban đầu, mang tính thể hiện hợp tác và xây dựng lòng tin, chưa thể thay thế một cơ chế hiệu quả vì sự bền vững của dòng sông Mekong.

Cả khu vực và thế giới đều đang có những nỗ lực hướng đến điều này, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Mong rằng, với những Diễn đàn như Diễn đàn quốc tế Mekong, các hội thảo quốc tế, hay nền tảng trực tuyến Mekong Dams Monitor - cung cấp các công cụ cơ sở dữ liệu truy cập mở để góp phần theo dõi các vấn đề sinh thái liên quan sông Mekong của Trung tâm Stimson (Mỹ)... có thể tạo động lực thúc đẩy các nước cùng hợp tác với nhau nhiều hơn vì sự phát triển bền vững của dòng Mekong.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Là con sông dài nhất Đông Nam Á, dài thứ 7 châu Á và dài thứ 12 thế giới, Mekong chảy qua 6 quốc gia gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Lưu vực sông Mekong là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới, cung cấp sinh kế cho khoảng 66 triệu người, 10% tổng dân số ASEAN.

Sông Mekong cung cấp nguồn thực phẩm, nước tưới tiêu cho cây trồng và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa và con người. Ngoài ra, tiểu vùng sông Mekong có vị trí địa lý đặc biệt, là nơi kết nối khu vực ASEAN với hai nền văn hóa - kinh tế lớn nhất thế giới: Trung Quốc và Ấn Độ.

Sông Mekong hiện nay là nơi hội tụ của hơn 15 cơ chế hợp tác. Trong đó, một số cơ chế hợp tác có sự tham gia của một số hoặc tất cả các quốc gia sông Mekong và một số cơ chế hợp tác khác liên quan đến các quốc gia bên ngoài khu vực.

Trong hợp tác với các nước lớn ngoài khu vực, Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) là một cơ chế tiêu biểu với sự tham gia của Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam. Các nền tảng hợp tác thể hiện rằng tiểu vùng Mekong có mối quan tâm kinh tế và địa chiến lược đáng kể đối với nhiều cường quốc ngoài khu vực.

Có thành công 'đáng nể' trong ASEAN , Việt Nam khẳng định bản lĩnh giữa muôn trùng biến động

Có thành công 'đáng nể' trong ASEAN , Việt Nam khẳng định bản lĩnh giữa muôn trùng biến động

Chia sẻ với báo chí trong một dịp gần đây, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định, Việt Nam có ...

Biển Đông và con đường kiên định ta đang đi!

Biển Đông và con đường kiên định ta đang đi!

Năm 2023 là năm tình hình thế giới nhìn chung rất bất ổn, môi trường an ninh phức tạp, bùng phát nhiều xung đột với ...

Bàn tròn trực tuyến với 2 nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam

Bàn tròn trực tuyến với 2 nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: 'ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ...

Báo chí, truyền thông đối ngoại: Chạm đến trái tim độc giả

Báo chí, truyền thông đối ngoại: Chạm đến trái tim độc giả

Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh, báo chí, truyền thông đối ngoại là cầu nối giữa Việt Nam với thế ...

Sinh khí mới thổi vào quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Sinh khí mới thổi vào quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ chia ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 29/9: đà giảm xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ; xu hướng nuôi heo trong nhà cao tầng?

Giá heo hơi hôm nay 29/9: đà giảm xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ; xu hướng nuôi heo trong nhà cao tầng?

Đà giảm giá đã xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, dự báo sẽ có khả năng kéo dài đến tuần sau.
Giới khoa học Mỹ xác định được gene gây bệnh mắt di truyền hiếm gặp

Giới khoa học Mỹ xác định được gene gây bệnh mắt di truyền hiếm gặp

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã xác định được một gene gây một số bệnh võng mạc di truyền (IRD) - nhóm các rối loạn gây tổn thương võng mạc ...
Giá cà phê hôm nay 29/9/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, thị trường không theo cung-cầu, giá có thể dao động dữ dội

Giá cà phê hôm nay 29/9/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, thị trường không theo cung-cầu, giá có thể dao động dữ dội

Giá cà phê hôm nay 29/9/2024: Giá cà phê ngắt đà tăng, thị trường không theo cung-cầu, giá có thể dao động dữ dội bởi lý do này...
Trao giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

Trao giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII

Baoquocte.vn. Tối 28/9, diễn ra lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII năm 2024.
Chuyên gia quốc tế nhận định về vai trò quan trọng của TP. HCM trong thu hút nhân tài các nước

Chuyên gia quốc tế nhận định về vai trò quan trọng của TP. HCM trong thu hút nhân tài các nước

Đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới, thành phố Torino và Trung tâm Climateworks chia sẻ thông tin bên lề Diễn đàn Kinh tế TP. HCM 2024 ngày 25/9.
Xe điện Audi Q6 e-tron chốt giá bán từ 1,57 tỷ đồng tại Mỹ

Xe điện Audi Q6 e-tron chốt giá bán từ 1,57 tỷ đồng tại Mỹ

Audi Q6 e-tron được ra mắt vào tháng 3 năm nay, nhưng đến nay hãng xe Đức mới chốt giá bán của mẫu xe điện này.
Việt Nam tin tưởng vào sự đoàn kết và hợp tác quốc tế

Việt Nam tin tưởng vào sự đoàn kết và hợp tác quốc tế

Trước những thách thức to lớn hiện nay, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định sự đoàn kết và hợp tác quốc tế cần thiết hơn bao giờ hết.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đặng Hoàng Giang tiếp Quyền Đại diện đặc biệt của OECD tại Liên hợp quốc, mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển.
Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Ngày 27/9, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tổ chức lễ kỷ niệm những ngày Lễ hội vùng Wallonie và ngày thành lập cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp.
Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ

Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ

Ngày 27/9, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học 'Xu thế hình thành trật tự quốc tế số đến năm 2030, tầm nhìn 2045'.
'Bữa cơm Công đoàn' Bộ Ngoại giao - tăng cường đoàn kết, sẻ chia

'Bữa cơm Công đoàn' Bộ Ngoại giao - tăng cường đoàn kết, sẻ chia

Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình 'Bữa cơm Công đoàn' tại hai địa điểm (số 1 Tôn Thất Đàm và số 2 Lê Quang Đạo).
MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong

MIF 2024: Định hình tương lai năng lượng bền vững tại tiểu vùng sông Mekong

Diễn đàn quốc tế Mekong năm 2024 'Chuyển đổi Năng lượng hướng tới phát triển bền vững ở tiểu vùng sông Mekong' chính thức khai mạc sáng 27/9.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Chiều 19/9, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon và cập nhật tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Chiều ngày 5/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về một số tình hình bảo hộ công dân.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Từ ngày 12-16/8, Việt Nam tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN (DGICM) lần thứ 27.
Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Bộ Ngoại giao tiếp tục cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Lebanon, Iran và Israel trong thời điểm này

Cục Lãnh sự chủ trì cuộc họp để thảo luận các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trước tình hình leo thang căng thẳng ở khu vực Trung Đông.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác với 'Thung lũng Silicon của châu Âu'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Ireland: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác với 'Thung lũng Silicon của châu Âu'

Chuyến thăm Ireland lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng khác trong quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Mông Cổ: Trọng tâm hàng đầu là đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Mông Cổ: Trọng tâm hàng đầu là đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mông Cổ diễn ra trong dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ I): Cần nguồn lực xứng tầm

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ I): Cần nguồn lực xứng tầm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhiều lần nhắc tới là: ‘Tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường và tự hào dân tộc’.
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ngoại giao bán dẫn ‘cất cánh’ giấc mơ Ấn Độ

Ấn Độ đã công bố một kế hoạch táo bạo nhằm thúc đẩy ngành sản xuất điện tử với tham vọng biến quốc gia Nam Á này trở thành cường quốc bán dẫn.
Học giả Cuba: Tình anh em Việt Nam-Cuba là mối liên kết độc đáo giữa châu Á và Mỹ Latinh

Học giả Cuba: Tình anh em Việt Nam-Cuba là mối liên kết độc đáo giữa châu Á và Mỹ Latinh

Theo học giả Cuba, Việt Nam và Cuba có mối liên kết độc đáo và cần tiếp tục nỗ lực bảo tồn di sản mà các thế hệ đi trước đã dày công gây dựng.
Phiên bản di động