Phát triển du lịch bền vững đi đôi với số hóa

Thu Ngân
Du lịch Việt Nam hướng tới trở thành một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn du khách quốc tế. Để làm được điều đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành du lịch, đặc biệt phải kể đến định hướng phát triển bền vững và chuyển đổi số trong du lịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phát triển du lịch bền vững đi đôi với số hóa - Vọoc chà vá chân đen, loại động vật quý hiếm sinh sống tại Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh: TTXVN
Phát triển du lịch bền vững đi đôi với số hóa - Ảnh: Vọoc chà vá chân đen, loại động vật quý hiếm sinh sống tại Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. (Nguồn: TTXVN)

Phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự phát triển của nó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng rộng khắp các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa, đặc biệt gắn liền với sự tồn tại, phát triển của tài nguyên và môi trường. Do đó việc phát triển du lịch theo hướng bền vững là xu hướng tất yếu mà Việt Nam phải tính tới.

Theo Khoản 14, Điều 3 Luật Du lịch 2017, Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

Thực tế, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển du lịch bền vững. Việt Nam có hệ thống 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận và hơn 30 vườn quốc gia, trong đó có 10 vườn di sản ASEAN nổi tiếng với hệ sinh thái gần như nguyên vẹn cùng sự đa dạng và giá trị nổi bật quần thể, có tầm quan trọng đặc biệt.

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm, hầu hết là các bãi tắm đẹp, đặc biệt bãi biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Ngoài ra, Việt Nam còn có hai vịnh nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất thế giới - vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.

Trong những năm qua, hoạt động du lịch tại Việt Nam đã tập trung phát triển theo hướng du lịch bền vững với nhiều khu nghỉ dưỡng được nhận các chứng chỉ xanh quốc tế của EarthCheck và Green Growth 2050.

Một số điểm tại Việt Nam đạt các chứng chỉ xanh gồm: khu nghỉ dưỡng Banyan Tree Lăng Cô, Khách sạn Caravelle Saigon; Angsana Lăng Cô (đạt Chứng nhận Vàng của EarthCheck); Khu nghỉ dưỡng Avani Quy Nhơn, Anantara Mui Ne Resort and Spa, khách sạn Harbour View Hải Phòng, Anantara Hoi An Resort (đạt chứng nhận Vàng của Green Growth 2050).

Bên cạnh đó, tôn trọng cộng đồng địa phương cũng là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”.

Ở nước ta, nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công. Vùng miền núi Tây Bắc có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh; một số tỉnh Trung Bộ như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định; các tỉnh Tây Nguyên như Ðắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum; các tỉnh Nam Bộ như Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều địa phương khác đã có nhiều mô hình du lịch cộng đồng tốt và mang lại hiệu quả cao.

Những mô hình này không chỉ phát huy được thế mạnh văn hóa bản địa, cảnh quan thiên nhiên mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương.

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030" với những định hướng phát triển cụ thể theo hướng tăng trưởng xanh, có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Trong đó, một vấn đề cần được quan tâm thực hiện để phát triển bền vững là “Chuyển đổi số trong ngành du lịch”.

Số hóa ngành du lịch

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 đã nêu rõ, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là định hướng chính sách quan trọng để Việt Nam phát triển du lịch thông minh trên nền tảng số hóa.

Với tinh thần trên, Tổng cục Du lịch đã tập trung tạo dựng nền tảng cho chuyển đổi số trong ngành. Đến nay đã hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên, cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch và hệ thống dữ liệu thống kê du lịch. Phối hợp với các bên liên quan phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ Trung ương đến cơ sở và các ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ khách du lịch.

Phát triển du lịch bền vững đi đôi với số hóa
Phát triển du lịch bền vững Phố cổ Hội An để lại dấu ấn đặc sắc trong lòng du khách với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà lợp mái rêu phong, vẻ trầm mặc, cổ kính - Hình ảnh từ clip "Việt Nam - đi để yêu". (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản)

Đầu năm 2021, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra mắt chiến dịch quảng bá trên mạng xã hội Youtube - “Việt Nam: Đi để yêu” nhằm kích cầu du lịch nội địa. Các trải nghiệm bằng hình ảnh được đăng tải trên Youtube đã thu hút hàng triệu lượt xem và tạo hiệu ứng lớn cho hoạt động quảng bá.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch còn phối hợp với Tập đoàn Google (Mỹ) thực hiện triển lãm trực tuyến “Kỳ quan Việt Nam” (Wonders of Vietnam) với 1.369 bức ảnh nghệ thuật về các cảnh đẹp của Việt Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến các tín đồ du lịch trên khắp thế giới. Đây được xem là bước đột phá của du lịch Việt Nam trong ứng dụng công nghệ số để quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế.

Việc chuyển đổi số cũng tạo nên diện mạo mới cho du lịch Việt Nam, khi hàng loạt các địa phương, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng... số hóa các điểm đến bằng giao diện ảnh 360 độ, 3D, công nghệ thực tế ảo, hỗ trợ ứng dụng công nghệ QR code tương tác tại các điểm tham quan, bảo tàng, di tích....

Đáng chú ý, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn. Các địa phương và doanh nghiệp du lịch cũng chủ động đăng ký, thường xuyên tự đánh giá và cập nhật lên hệ thống an toàn Covid-19 quốc gia, triển khai ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn".

Tổng cục Du lịch đang xây dựng chính sách có tính đột phá trong phát triển du lịch thông minh, du lịch số, kiến nghị với các bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai các chính sách, đáp ứng yêu cầu đồng bộ để phát triển du lịch thông minh, du lịch số trên phạm vi cả nước. Đồng thời sẽ xây dựng và triển khai đề án phát triển du lịch số, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và đến năm 2045 thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch số.

Có thể thấy, số hóa du lịch góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá thông qua đẩy mạnh marketing bằng công nghệ; tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển điểm đến.

Ngoại giao Việt Nam một lòng vì lợi ích quốc gia - dân tộc

Ngoại giao Việt Nam một lòng vì lợi ích quốc gia - dân tộc

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách, ngoại giao Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước, một ...

Tổng thống Philippines thăm Indonesia: ASEAN nên là nhân tố dẫn đầu mang lại hòa bình

Tổng thống Philippines thăm Indonesia: ASEAN nên là nhân tố dẫn đầu mang lại hòa bình

Thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Jakarta, khẳng định vai trò của ASEAN là trọng tâm chuyến thăm Indonesia lần này của Tổng thống ...

Du lịch Đông Nam Á: Phục hồi cần đi cùng bền vững

Du lịch Đông Nam Á: Phục hồi cần đi cùng bền vững

Sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đã mở cửa du lịch trở lại nhằm hồi phục ...

Quảng Ninh nói không với rác thải nhựa, hướng tới phát triển du lịch bền vững

Quảng Ninh nói không với rác thải nhựa, hướng tới phát triển du lịch bền vững

Kể từ ngày 1/9, du khách đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh) không được mang chai nhựa, túi nilon, các vật liệu có nguy cơ ...

AMM-55: EAS 12 Đối thoại thẳng thắn, tham vấn chặt chẽ, hợp tác chân thành vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

AMM-55: EAS 12 Đối thoại thẳng thắn, tham vấn chặt chẽ, hợp tác chân thành vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Sáng 5/8, tiếp tục các hoạt động tại Hội nghị AMM-55, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác thư thái và yên bình.
Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Với nhiều sự kiện quan trọng, TP Huế đặt mục tiêu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38-40%.
Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật tiết kiệm nhất trên thế giới.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Sứ giả kết nối Việt Nam và Hàn Quốc thông qua hội họa

Với tình cảm sâu sắc dành cho Việt Nam, họa sĩ Julia Oh đã mang đến các tác phẩm sơn dầu tuyệt đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống.
Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Độc đáo làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội

Bằng sự nhạy bén của người thợ, ý tưởng xây dựng du lịch làng nghề đã trở thành hiện thực tại làng hương Quảng Phú Cầu, Hà Nội.
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản...
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Nghệ nhân làng Đông Hồ nỗ lực đưa tranh 'xuất ngoại'

Những giá trị di sản của dòng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) đang được các nghệ nhân tâm huyết bảo tồn và phát huy.
Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Lan tỏa nét đẹp và giá trị của áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tại Hungary vừa tổ chức Gala chào năm mới và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2025.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Phiên bản di động