Theo đó, để phát triển thêm các tour du lịch đêm, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng, khả năng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, bảo đảm sản phẩm phải mang nét đặc trưng của từng địa phương.
Không gian "Vườn âm nhạc" tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Nguồn: hanoimoi) |
Tin liên quan |
Năm Du lịch quốc gia 2024: Phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần phát triển đột phá về du lịch tỉnh Điện Biên |
Từ Quý I/2024, Sở sẽ tiến hành khảo sát 5 khu vực: Các quận Hoàn Kiếm, Hồ Tây, thuộc cụm du lịch trung tâm thành phố và quận Long Biên, huyện Gia Lâm; Các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng; Các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh (thuộc phía Bắc thành phố); Các huyện, thị xã: Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì (thuộc phía Tây thành phố); Các huyện: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên (thuộc phía Nam thành phố).
Kết thúc quá trình khảo sát, Sở Du lịch sẽ từng bước xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm phù hợp.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang có 16 sản phẩm du lịch đêm, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của Hà Nội.
Để tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Thủ đô, Sở Du lịch đề xuất thời gian tới, có thêm một số sản phẩm du lịch đêm tại nhiều điểm đến, cụ thể tại khu vực ngoại thành sẽ xây dựng mô hình hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, mua sắm, giải trí đêm, giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm tại xã Đông Xuân (Quốc Oai), điểm Văn hóa ẩm thực Vân Đình tại Làng nghề sản xuất hương xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa).
Trong khu vực nội thành sẽ đưa Chợ đấu mối hoa đêm lớn nhất miền Bắc tại Quảng An quận Tây Hồ; Điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm phục vụ khách du lịch và phát triển kinh tế đêm Hà Nội tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm.
Mới đây, Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội ra mắt sản phẩm văn hóa, du lịch đêm “Vườn âm nhạc - Music Garden”.
Với diện tích rộng hơn 3.000m2, Nhà hát Lớn Hà Nội đã đầu tư, làm mới diện mạo khuôn viên “Vườn âm nhạc” ngoài trời với sân vườn được lát cỏ nhân tạo, trang trí tiểu cảnh phục vụ khách đến check-in. Điểm nhấn là sân khấu biểu diễn âm nhạc, kết hợp với tượng đài phun nước cổ điển.
Bên cạnh đó, “Vườn âm nhạc” xây dựng những sự kiện văn hóa kết hợp với nhạc cụ dân tộc, nhằm phát huy và bảo tồn văn hóa, đồng thời giới thiệu đến khách quốc tế.
Đặc biệt, Nhà hát Lớn Hà Nội còn kết hợp với các Đại sứ quán của các nước trên thế giới, mang âm nhạc của nước bạn đến để giao lưu với khán giả Việt Nam.
Tại không gian vườn âm nhạc, người xem có thể lựa chọn nhiều khung giờ khác nhau để thưởng thức âm nhạc.
Cụ thể, buổi sáng từ 9h-12h sẽ biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nhạc cổ điển; buổi chiều từ 13h-18h biểu diễn nhạc cụ dân tộc, nhạc cổ điển; buổi tối từ 19h30-22h biểu diễn âm nhạc cổ điển, concert của các ca sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.
| Liên hoan quốc tế nhạc Jazz lần thứ nhất sắp diễn ra tại Nha Trang UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản về việc tổ chức chương trình Liên hoan quốc tế nhạc Jazz lần thứ nhất năm 2024, ... |
| Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia thịnh vượng Đây chính là thông điệp chính của văn bản Hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa, Thể ... |
| Bản hòa âm đất nước tại Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 Lần đầu tiên được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 24-25/2 đã ... |
| Tết Thượng nguyên tại ngôi chùa Việt ở thủ đô Bangkok Đúng ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, chùa Cảnh Phước ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) đông vui hơn thường lệ khi bà con ... |
| Luôn có một quê hương tươi đẹp để hướng về Tròn 10 năm bền bỉ với công việc quảng bá văn hoá Việt Nam tại Pháp, nghệ sĩ Hoàng Thu Trang – Chủ tịch Hiệp ... |