Nhỏ Bình thường Lớn

Philippines có thể xem xét lại việc tham gia tập trận ở Biển Đông

TGVN. Ngày 4/11, quan chức an ninh hàng đầu của Philippines cho biết, nước này không hoàn toàn đóng cửa đối với việc tham gia các cuộc tập trận quân sự hỗn hợp tại Biển Đông.
Philippines có thể xem xét lại việc tham gia tập trận ở Biển Đông
Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. cho biết, nước này "tiếp tục đánh giá" về khả năng tham gia các cuộc tập trận tại Biển Đông. (Nguồn: Philstar)

Phát biểu họp báo trực tuyến, Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. cho hay, hiện tại, nước này cho rằng việc tham gia các cuộc tập trận trong khu vực "không đóng góp nhiều cho hòa bình ở Biển Đông hoặc Biển Tây Philippines".

"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá điều đó...Chúng tôi đã tạm dừng vì một số lý do song chúng tôi sẽ xem xét lại khi tình hình có diễn biến mới", cố vấn Esperon cho biết.

Trước đó hồi tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cấm tham gia tập trận tại Biển Đông cùng các nước khác, “ngoại trừ trong vùng biển quốc gia của chúng ta”.

Trung Quốc đang đẩy mạnh các cuộc tập trận hải quân trên tuyến đường thủy chiến lược mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như đối với toàn bộ diện tích này.

Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành hai cuộc tập trận lớn tại Biển Đông vào tháng 7 vừa qua với sự tham gia của hai tàu sân bay - động thái bị phía Trung Quốc lên án.

Dù không tuyên bố chủ quyền với bất kỳ khu vực nào tại Biển Đông, Mỹ đang tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải và coi hầu hết các tuyên bố của Bắc Kinh là “bất hợp pháp”.

Năm 2016, tòa án quốc tế này đã công nhận quyền chủ quyền của Philippines đối với các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tranh chấp.

Tòa cũng ra phán quyết rằng Trung Quốc đã vi phạm các quyền của Philippines khi xây dựng các đảo nhân tạo, ngăn chặn ngư dân Philippines đánh bắt cá và can thiệp vào các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Tây Philippines.

Tình hình Belarus: EU cấm Tổng thống Lukashenko nhập cảnh, Nga ủng hộ ý tưởng mới của Minsk

Tình hình Belarus: EU cấm Tổng thống Lukashenko nhập cảnh, Nga ủng hộ ý tưởng mới của Minsk

TGVN. Ngày 4/11, một nguồn tin cho biết, các đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt đối ...

Giữa căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí tại vùng biển tranh chấp

Giữa căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cho phép sử dụng vũ khí tại vùng biển tranh chấp

TGVN. Kyodo đưa tin, theo dự luật được một cơ quan của Quốc hội Trung Quốc công bố ngày 4/11, Bắc Kinh sẽ cho phép ...

Tin thế giới 4/11: Kết quả bầu cử Mỹ; tác động ở Biển Đông; ông Trump bị phản pháo vì 'đòi' ra tòa; Nga-Trung nói gì về tình hình Mỹ?

Tin thế giới 4/11: Kết quả bầu cử Mỹ; tác động ở Biển Đông; ông Trump bị phản pháo vì 'đòi' ra tòa; Nga-Trung nói gì về tình hình Mỹ?

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, Biển Đông, xung đột Armenia-Azerbaijan, tình hình Trung Đông, Địa Trung Hải và bán đảo Triều Tiên là một số ...

(theo GMA News)

Tin cũ hơn

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila Đối thoại hàng hải Mỹ-Philippines: Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila
Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực Việt Nam chủ trì trao đổi với các nước sáng lập Nhóm bạn bè UNCLOS nhân dịp 30 năm Công ước có hiệu lực
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'