Nhỏ Bình thường Lớn

Phát hiện loài tôm 'bất tử' luộc không chết, tồn tại ở môi trường 450 độ C

TGVN. Loài tôm này sống ở độ sâu 5.000m gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribbean - nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.
loai tom bat tu luoc khong chet co the ton tai o moi truong 450 do c
Loài tôm 'bất tử' này sống trong môi trường có nhiệt độ nước cao gấp hơn 4 lần so với nhiệt độ nước sôi mà không chết.

Loài tôm "bất tử" này mới được phát hiện sống ở nơi sâu hơn bất cứ loài này từng thấy trước kia trong các miệng núi lửa ở biển sâu nhất thế giới.

Trong chuyến thám hiểm khám phá suối nước sôi dưới đáy biển Caribbean - nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C, nhóm nghiên cứu người Anh đã phát hiện thấy loài tôm "bất tử".

Đó là một khe nứt ở dưới đáy với độ sâu khoảng 5.000m, nơi có ngọn núi lửa được gọi với tên "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương. Đây cũng là khu vực "nóng nhất hành tinh". Nhưng bất chấp điều kiện sống khắc nghiệt, các lỗ thông hơi vẫn là nơi sinh sống của hàng nghìn con tôm. Chúng đều có cơ quan cảm nhận ánh sáng trên lưng.

Loài tôm này có màu nhợt nhạt, sống tập trung thành từng đám, lên tới 2.000 con/m² quanh miệng núi lửa cao khoảng 6m. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa thể đo được nhiệt độ chính xác trong các lỗ thông hơi.

Dù chưa thể biết nhiệt độ trực tiếp của các lỗ thông hơi, nhưng theo nhóm nghiên cứu, nó nằm trong ngưỡng khoảng 450 độ C.

Không có "đôi mắt" bình thường, thay vào đó, loài tôm này nhờ cơ quan cảm nhận ánh sáng trên lưng để giúp chúng định hướng chút ánh sáng yếu ớt của các lỗ thông hơi dưới biển sâu.

Nhóm thám hiểm đặt tên cho loài tôm là Rimicaris hybisae, theo một loại phương tiện dưới biển sâu mà họ sử dụng để thu thập chúng. Ở môi trường khắc nhiệt với áp suất cực cao này, thức ăn của loài tôm Rimicaris hybisae chủ yếu là vi sinh vật.

Chúng ăn vi sinh vật phát triển ở các lỗ thông hơi hoặc nằm trôi nổi trong nước. Và đương nhiên, chúng cũng làm thức ăn cho nhiều "kẻ săn mồi" mạnh hơn.

Ở những nơi khác tại Beebe Vent Field, nhóm nghiên cứu còn nhìn thấy hàng trăm con hải quỳ thủy nhiệt có xúc tu trắng nằm ở các vết nứt, nơi có nước ấm rỉ ra từ đáy biển.

Theo TS. Copley trong nhóm thám hiểm, việc "nghiên cứu các sinh vật ở những lỗ thông hơi này và so sánh chúng với các lỗ thông hơi khác trên thế giới sẽ giúp chúng ta hiểu cách động vật phân tán và tiến hóa trong đại dương sâu thẳm".

Hàng tấn tôm hùm Australia 'mắc kẹt' tại sân bay Trung Quốc

Hàng tấn tôm hùm Australia 'mắc kẹt' tại sân bay Trung Quốc

TGVN. Hàng tấn tôm hùm Australia đang mắc kẹt tại sân bay Trung Quốc khiến Australia lo ngại tôm hùm có thể là mặt hàng ...

Bẫy ảnh 'tóm gọn' những khoảnh khắc độc đáo của nhiều loài động vật quý hiếm nhất thế giới

Bẫy ảnh 'tóm gọn' những khoảnh khắc độc đáo của nhiều loài động vật quý hiếm nhất thế giới

TGVN. Những loài động vật siêu quý hiếm trên thế giới đã xuất hiện trong bộ ảnh mới được chụp bằng bẫy ảnh của Tổ chức ...

Phát hiện mới: Tôm súng có đôi mắt nhanh nhất hành tinh

Phát hiện mới: Tôm súng có đôi mắt nhanh nhất hành tinh

TGVN. Nổi tiếng với bộ càng quá khổ, tôm súng còn vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng có đôi mắt nhanh ...

(theo Dân trí/Daily Mail/Lives)