Nhỏ Bình thường Lớn

Tân Ngoại trưởng Liz Truss - người định hình chính sách 'nước Anh toàn cầu'

Bài viết đăng ngày 18/12 trên tạp chí The Economist đã đưa ra nhận định rằng, tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss sẽ là người định hình nền ngoại giao Anh.
Tân Ngoại trưởng Liz Truss - người định hình nước Anh toàn cầu
Tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss được nhìn nhận là người sẽ định hình nền ngoại giao của xứ sở sương mù. (Nguồn: The Economist)

Nước Anh những ngày này có vẻ chỉ quan tâm đến bản thân.

Xứ sở sương mù đã dành 4 năm tranh cãi về Brexit, mà thường là liên quan đến việc người Anh cảm nhận về nhau như thế nào, hơn là họ nghĩ gì về Brussels.

Boris Johnson - người từng thất bại trong vai trò Ngoại trưởng nhưng đã lên nắm quyền điều hành Phố Downing - sử dụng các hội nghị thượng đỉnh quốc tế để chiến đấu với Pháp về vấn đề đánh bắt cá và xúc xích.

Những thông tin rò rỉ về một bữa tiệc Giáng sinh bất hợp pháp ở Phố Downing tràn ngập các kênh tin tức, trong khi số phận của Ukraine thì không được quan tâm nhiều như vậy.

Kỳ vọng ở tân Ngoại trưởng

Các nghị sĩ Bảo thủ đang mệt mỏi với Thủ tướng, và nhiều người thích những gì họ thấy ở bà Liz Truss, người đã trở thành Ngoại trưởng Anh trong cuộc cải tổ nội các hồi tháng 9/2021.

Bà Liz Truss là đầu tàu cho một học thuyết chính sách đối ngoại mới: ý thức hệ; xuất phát từ châu Âu; tìm các liên minh ngoài nước Mỹ; thẳng tay chống lại Trung Quốc và Nga.

Những vấn đề này đã được nêu ra trong bản đánh giá tích hợp hồi tháng 3, nhưng chính trị gia 46 tuổi này là người ủng hộ những chính sách này mạnh mẽ nhất.

Do đó, chiến lược “nước Anh toàn cầu” nhiều khả năng sẽ được vạch ra bởi bà Truss, chứ không phải là ông Johnson.

Bài phát biểu của bà Truss tại tổ chức tư vấn Chatham House ngày 8/12 đã bị các nhà phê bình chỉ trích là nông cạn và phiến diện.

Những chỉ trích đó đã bỏ lỡ ý nghĩa của bài phát biểu. Bài phát biểu đó dựa theo quan niệm về thiện-ác, vốn quen tai với người Mỹ hơn là với người Anh.

Theo nhà ngoại giao Truss, một cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra giữa “thế giới tự do” và các cường quốc chuyên quyền như Trung Quốc và Nga: một cuộc đấu tranh giữa các hệ thống phục vụ các cá nhân và các hệ thống đặt các cá nhân là đối tượng được phục vụ.

Bà than thở về “thời kỳ nội quan” diễn ra sau Chiến tranh Lạnh, khi các nền dân chủ "ngủ gật", cắt giảm chi tiêu quốc phòng và trở nên bị phân tâm bởi sự sung túc ở trong nước và các cuộc chiến văn hóa trong khuôn viên trường.

Phản ứng của bà Truss làm sống lại chính sách ngoại giao kinh tế mà bà cho là đã bị bỏ quên.

Tân Ngoại trưởng Anh tưởng tượng ra một “mạng lưới tự do”, bao gồm các nền dân chủ và các đồng minh phi dân chủ nhưng ít nhất là tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Bà mong muốn Anh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận thương mại có giá trị kinh tế khiêm tốn nhưng trong đó có một "bức tường thành" chống lại Trung Quốc.

Anh tham gia cùng các đồng minh để cung cấp cho các nước nghèo một nguồn tài chính cạnh tranh cho cơ sở hạ tầng.

Nữ Ngoại trưởng với chất "thép"

Kể từ khi ông David Cameron rời Số 10 Phố Downing vào năm 2016, Anh đã thực hiện một bước đảo ngược chính sách với Trung Quốc, nhưng sự thay đổi này được cho là thực dụng và kỹ trị.

Bà Truss sắp xếp lại chính sách này nhằm tiến tới một cuộc đấu tranh vì nền văn minh.

Về bản chất, tầm nhìn của bà là "rất Thatcher".

Bài phát biểu tại Chatham House mang âm hưởng những lời cảnh báo của bà Margaret Thatcher khi Bức tường Berlin sụp đổ, chống lại sự tự mãn và điều mà Francis Fukuyama - lúc đó là một nhà khoa học chính trị đang lên - gọi là "sự kết thúc của lịch sử".

Một số người Bảo thủ cho rằng, bà Truss là một sự cóp nhặt khó chịu.

Chính trị gia người Anh này đã phớt lờ sự so sánh với cựu Thủ tướng Thatcher – một sự so sánh áp với bất kỳ phụ nữ Bảo thủ nào có quan điểm mạnh mẽ - nhưng những người ủng hộ nói rằng, bà là một "học trò trung thành".

Bà là một trong số các bộ trưởng nội các rất quan tâm đến những cải cách chính sách theo hướng trọng cung mà Brexit mở ra.

Trong 3 thập kỷ qua, ngân sách của Bộ Ngoại giao Anh đã bị cắt giảm và có thể sẽ bị cắt giảm thêm.

Tuy nhiên, quyền lực trên một số lĩnh vực đang dần quay trở lại Bộ Ngoại giao khi năm ngoái Bộ này đã "nuốt chửng" Bộ Phát triển quốc tế.

Bà Truss muốn Bộ Ngoại giao có nhiều ảnh hưởng hơn đối với thương mại, lĩnh vực mà bà đã từng làm việc.

Đối với các nhà ngoại giao Anh, bà là một cú sốc văn hóa.

Bà đã tức giận khi thấy một bản ghi nhớ nội bộ mô tả hoạt động ngoại giao là “trung thực và khiêm tốn”. Bà muốn các nhà ngoại giao phải là những người yêu nước và quảng bá cho các quyền tự do, những điều đã khiến nước Anh trở nên vĩ đại.

Ông Johnson đã làm tổn hại đến vị thế của Anh ở Washington, nơi coi ông là mối đe dọa đối với hòa bình ở Bắc Ireland. Thỏa thuận thương mại mà những người ủng hộ Brexit hy vọng đã không thành hiện thực.

Trong khi đó, bà Truss lo ngại Mỹ đang trở nên hướng nội và theo chủ nghĩa bảo hộ.

Mối quan hệ bây giờ là "đặc biệt nhưng không độc quyền". Anh đang tăng cường các liên kết an ninh với Australia, Ấn Độ và những nước khác.

Tuy nhiên, ý tưởng của bà Truss về cuộc đấu tranh ý thức hệ với Trung Quốc đồng với quan điểm của Tổng thống Joe Biden.

Sự nổi lên của bà diễn ra đồng thời với việc Anh có một nguồn năng lượng mới trong việc bảo vệ an ninh châu Âu.

Ben Judah thuộc tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương tại Washington cho biết, nước Anh đang được chú ý trở lại với tư cách là một chủ thể, nếu không muốn nói là một lãnh đạo.

Nước này đã lên tiếng về mối đe dọa của Nga đối với Ukraine, nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus và gửi quân đội đến Ba Lan để hỗ trợ cuộc khủng hoảng di cư.

Những người Bảo thủ thân châu Âu cho rằng, bà Truss là cơ hội tốt nhất để họ có quan hệ hợp tác với các chính phủ châu Âu.

Bà đã bỏ phiếu “Ở lại”, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm về Brexit khi nói rằng, tiến trình này đã mở rộng các công cụ ngoại giao của Anh.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh một bức tranh chung: mặc dù có những tranh cãi về đánh bắt cá và xúc xích, các quốc gia châu Âu vẫn là những người yêu tự do trong một thế giới khó khăn.

Đó là một sự thật thường bị bỏ qua bởi những người Bảo thủ đánh giá nhầm Brussels là chuyên quyền.

Bà đánh giá cao Annalena Baerbock, tân Ngoại trưởng Đức có quan điểm đa nghi đối với Nga.

Tại Chatham House, bà đưa ra một "cành ô liu" khiêm tốn, ca ngợi kế hoạch hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chống lại các khoản vay của Trung Quốc.

Việc tạm gác những cuộc cãi vã với các nước láng giềng sẽ là bài kiểm tra thực sự cho việc liệu có phải thời kỳ nội quan của Anh đang đi đến hồi kết hay không.

Ngoại trưởng Anh kêu gọi đồng minh châu Âu từ chối khí đốt của Nga, tìm nguồn thay thế

Ngoại trưởng Anh kêu gọi đồng minh châu Âu từ chối khí đốt của Nga, tìm nguồn thay thế

Hãng AP đưa tin, Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố London và các đối tác cần từ chối mua khí đốt của Nga "để ...

Tân Ngoại trưởng Đức tuyên bố định hướng chính sách đối ngoại: EU là ưu tiên hàng đầu

Tân Ngoại trưởng Đức tuyên bố định hướng chính sách đối ngoại: EU là ưu tiên hàng đầu

Ngày 8/12, tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã có bài phát biểu đáng chú ý về một số định hướng chính sách đối ngoại ...

(theo The Economist)

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?