'Phong cách Tổng thống Macron' và chiến lược ngoại giao Pháp

Nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Macron bắt đầu từ năm 2017 sắp kết thúc. Chiến lược ngoại giao của ông gặp khó khăn nhiều hơn thuận lợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhìn lại 'Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đơn độc trong chiến lược ngoại giao
Tổng thống Macron công bố kế hoạch "Nước Pháp 2030". (Nguồn: Reuters)

Về mặt tích cực, ở cấp độ châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thành công với kế hoạch phục hồi kinh tế, cũng như chính sách tiêm chủng vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, ông Macron gặp phải muôn vàn khó khăn trong chiến lược ngoại giao, trong đó có thể điểm qua như: quan hệ đi xuống với Mỹ, Nga; quản lý các cuộc khủng hoảng ở Syria, Libya và "cú đâm sau lưng" của Thỏa thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh, Australia (AUKUS).

Trong chính sách đối ngoại, thành công hay thất bại không thể là một tiêu chí tuyệt đối. Hơn nữa, phải nhìn nhận rằng, Tổng thống Macron đã phải triển khai chính sách của mình trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như thời kỳ cựu Tổng thống Donald Trump nắm quyền, đại dịch Covid-19 và địa chính trị ở châu Âu có nhiều xáo trộn.

Thuận lợi đi cùng khó khăn

Nếu xem xét nguyên nhân của những khó khăn mà nền ngoại giao Pháp gặp phải dưới thời Tổng thống Macron, cần phân biệt giữa các yếu tố mang tính cấu trúc và các nhân tố liên quan trực tiếp đến chính sách của tổng thống.

Trước tiên, chúng ta phải ghi nhận một sự thật hiển nhiên đó là sự suy giảm sức mạnh kinh tế, dân số, văn hóa của Pháp trên thế giới. Một thực tế còn tồn tại là mô hình kinh tế của Pháp đã mất đi tính năng động, sự mâu thuẫn với Đức ngày càng lớn, Pháp gặp khó khăn trong cuộc đua đổi mới công nghệ và hơn nữa, các nhà lãnh đạo Pháp trong nhiều năm đã bỏ quên các công cụ quyền lực mềm, như hoạt động ngoại giao và văn hóa ở nước ngoài.

Do vậy, Pháp ngày càng khó có thể hành động một mình, bên ngoài một khuôn khổ đa phương, cũng như khó có thể tăng cường "vai trò cân bằng quyền lực".

Những năm qua, chính sách ngoại giao của Pháp có một "phong cách Tổng thống Macron", với những quyết định đột phát, những tuyên bố khiêu khích. Thế nhưng, niềm tin vào các mối quan hệ cá nhân, tầm nhìn chiến lược đôi khi được diễn đạt một cách mập mờ.

Với phong cách này, trong thời gian đầu, ông Macron đã được các nhà lãnh đạo của các cường quốc khác chú ý khi phản ứng trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và chiến đấu vì thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Đó cũng là thời điểm ông Macron có những phát biểu nổi tiếng về châu Âu. Theo ông Macron, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cũng như việc Mỹ phá bỏ cam kết sẽ thúc đẩy châu Âu khẳng định "quyền tự chủ của châu Âu" trong các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp cũng như địa chính trị.

Thế nhưng, Tổng thống Macron đã khiến giới lãnh đạo phương Tây “dậy sóng” khi tuyên bố Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang “chết não”, thiếu phối hợp giữa châu Âu và Mỹ. Sáng kiến của ông trong quan hệ với Nga cũng đã làm suy yếu uy tín của nhà lãnh đạo Pháp này đối với đa số người dân các nước châu Âu và Mỹ. Phát biểu của ông về "quyền tự chủ chiến lược của châu Âu" cũng vấp phải sự phản kháng.

Nhìn lại 'Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đơn độc trong chiến lược ngoại giao
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Macron gặp mặt lần đầu sau thỏa thuận AUKUS. (Nguồn: Reuters)

Hành động để đảo ngược xu hướng

Ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính quyền Tổng thống Macron đã tăng cường bán vũ khí, tăng cường sự hiện diện, đặc biệt về mặt quân sự trong khu vực.

Chính phủ Pháp đã thúc đẩy EU phát triển "chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", vì họ nhận thức được rằng, cần một sự kết nối giữa châu Âu với cực tăng trưởng kinh tế quan trọng là châu Á-Thái Bình Dương này.

Vụ Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp đã phủ bóng đen lên "bảng thành tích" của Tổng thống Macron ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó đưa Pháp trở lại tình huống đơn độc về chiến lược.

Thêm nữa, Anh đã ra khỏi EU. Với chiến lược “Nước Anh toàn cầu”, Anh sẽ không ngần ngại hành xử như một đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Pháp ở châu Á-Thái Bình Dương và có thể cả ở Trung Đông và châu Phi. Mỹ cũng đang trở lại vai trò lãnh đạo trong hợp tác đa phương và rất có thể làm "lu mờ" vai trò của Pháp tại các diễn đàn đa phương toàn cầu.

Tổng thống Pháp phải nhận ra rằng, cuộc khủng hoảng Covid-19 và cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đã buộc Pháp phải có những chính sách quyết đoán hơn với Trung Quốc, trong khi Paris cũng như nhiều nước châu Âu khác không muốn làm trầm trọng hơn cuộc đối đầu Đông-Tây (Trung Quốc-phương Tây) vốn đang hình thành.

Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng, Pháp cần 3 lộ trình hành động để đảo ngược xu hướng "đơn độc" chiến lược.

Thứ nhất, dành ưu tiên cho sự đồng thuận ở châu Âu. Đây là điều kiện để Pháp có được vai trò và sự ủng hộ từ các nước thành viên EU.

Thứ hai, tìm kiếm sự kết nối lại với Mỹ. Cuộc thảo luận của Paris với Washington cần tập trung vào việc phân chia những trách nhiệm mới cần thiết trong bối cảnh Mỹ từ bỏ một số khu vực như Trung Đông, châu Phi để xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ ba, giải quyết vấn đề trọng tâm về việc khôi phục quyền lực mềm của Pháp. Muốn vậy, Pháp cần điều chỉnh lại toàn bộ các kênh, các hình thức truyền thông và thông điệp của mình.

Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng: Biểu tượng của ngoại giao toàn diện

Chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng: Biểu tượng của ngoại giao toàn diện

Với một lịch trình dày đặc gồm gần 90 hoạt động, chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới ...

Tin tưởng các thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Pháp sớm thành hiện thực

Tin tưởng các thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Pháp sớm thành hiện thực

Chứng kiến những bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam-Pháp, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp bày tỏ hết sức ...

(theo institutmontainge.org)

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Mong muốn Việt Nam sớm khai trương Đại sứ quán tại Ireland

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đề nghị Việt Nam-Ireland cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao.
Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Dấu ấn trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và Brunei năm 2024

Trong tổng thể quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân được xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Ilkhom Khaydarov nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.
Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Xuân Quê hương 2025 tại Angola: Rộn ràng không khí mừng Đảng, mừng Xuân, đón chào năm mới

Đông đảo bà con người Việt Nam từ thủ đô Luanda và các tỉnh của Angola đã đến dự Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán Việt Nam tại Angola tổ chức.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc...
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động