Phóng xạ hạt nhân ở Nhật có đáng lo?

Những vụ nổ lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân sau động đất, sóng thần ở Nhật Bản đã gây ra những lo ngại. Dưới đây là những câu hỏi và phần trả lời:
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tình hình có nguy kịch?

Trên thang đánh giá mức nguy hại về phóng xạ hạt nhân có 7 bậc, hiện tại ở nhà máy Fukushima Daiichi được xếp ở bậc thứ 4, tức “tai nạn nguy hại cho người dân địa phương”. Cơ quan Đo lường Sự kiện Phóng xạ và Hạt nhân Quốc tế đánh giá thảm họa năm 1979 tại Three Mile Island ở Mỹ vào bậc 5, hay “tai nạn nguy hại trên diện rộng” – tương đương trận hỏa hoạn ở Windscale năm 1957. Thảm họa Chernobyl năm 1986, khi một lò phản ứng bị nổ tan và phát tán một lượng lớn phóng xạ, bị đánh giá ở mức 7, một “thảm họa lớn”.

Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của thảm họa hiện nay phụ thuộc liệu các nhà chức trách Nhật Bản có thể ngăn chặn việc nổ các ống chứa nhiên liệu hạt nhân hay không. Họ đang cố giữ các thanh hạt nhân không bị tiếp xúc với không khí và không quá nóng, đó là lý do tại sao họ bơm nước biển vào.

Điều gì gây nổ?

Cho đến trưa 15/3, đã có 3 lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản bị nổ. Cả 3 lò phản ứng này đều nổ do sự tích tụ khí hydro khi người ta bơm nước biển vào và tiếp xúc với zirconium. Dù chính phủ Nhật Bản cho biết đó không phải là các vụ nổ hạt nhân, nhưng nồng độ phóng xạ trong không khí nay đã cao hơn chuẩn an toàn của Nhật Bản 8 lần.

Cuộc khủng hoảng hình thành như thế nào?

Trận động đất khiến các turbine và lò phản ứng tự động đóng. Điều này đi kèm với việc kiểm soát các thanh nhiên liệu hạt nhân để ngưng phản ứng. Tuy nhiên, nhiệt độ tiếp tục gia tăng và phải kiểm soát bằng hệ thống làm mát.

Các nhà chỉ trích trước đây đã đặt nghi vấn về hệ thống cũ kỹ 40 năm tuổi ở nhà máy Fukushima Daiichi. Giới chỉ trích từ lâu cũng cho rằng việc xây nhà máy điện hạt nhân ở những vùng có nguy cơ động đất như Nhật Bản là cực kỳ nguy hiểm. Các nhà thiết kế lò phản ứng đã chú trọng đến điều này, nhưng lại không mấy lưu tâm đến nguy cơ sóng thần theo sau động đất. Kết quả là các lò phản ứng đều chịu được động đất nhưng lại hư hại ngay khi bị sóng thần đánh ập vào. Hiện hệ thống làm mát ở Fukushima Daiichi đã bị hỏng hoàn toàn. Trong khi đó, nhà máy gần đó, Daini, cũng có 3 lò phản ứng bị mất hệ thống làm mát. 3 lò phản ứng khác ở Onagawa cũng đang bị đặt vào tình trạng nguy cơ.

Việc phục hồi hệ thống làm mát sẽ đòi hỏi phải có điện, nhưng điện hiện đang bị mất trên diện rộng, và đòi hỏi các kỹ thuật viên phải làm việc trong những khu vực có mức nhiễm phóng xạ cực cao. Các nhà vận hành nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục bơm nước biển vào các lò phản ứng, sau đó xả hơi phóng xạ ra bên ngoài để làm lạnh các lò phản ứng. Điều đó có thể kéo dài trong 1 năm hoặc thậm chí sau khi quá trình phân hạt nhân ngừng hẳn. Điều đó có nghĩa hàng trăm nghìn người đã bị sơ tán có thể không thể quay lại nhà mình trong một thời gian dài, và gió có thể tiếp tục phát tán phóng xạ đi xa.

Có nguy cơ lặp lại thảm hỏa Chernobyl?

Cho đến nay, không ai có thể đưa ra kết luận. Nguy hiểm lớn nhất là các thanh nhiên liệu hạt nhân có thể bị phơi ra không khí. Nếu điều đó xảy ra, nó có thể bị nóng chảy và tạo ra một sự tan chảy hạt nhân, dù nhà chuyên môn không tin điều đó có thể xảy ra.

Thiết kế của nhà máy hạt nhân Chernobyl khác xa so với những lò phản ứng tại các nhà máy ở Fukushima hiện nay. Nhà máy của Liên Xô lúc đó áp dụng những biện pháp an toàn cũ kỹ kém xa so với các nhà máy ở Nhật Bản ngày nay. Tuy nhiên, vẫn không rõ liệu Nhật Bản có tiếp tục cố gắng hết sức để duy trì tình trạng hiện nay hay không. Chỉ cần hơi sơ sảy là việc tan chảy hạt nhân có thể xảy ra, và lúc đó thảm họa có thể khó ngăn chặn.

Thảm họa tác động lâu dài như thế nào?

Cho đến nay người ta đã phát hiện một lượng nhỏ phóng xạ phát tán vào môi trường. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết các máy bay trực thăng bay cách nhà máy 60 dặm (95,5km) đã thu thập được một lượng nhỏ các phân tử phóng xạ, có thể là cesium-137 và iodine-121. Điều dó cho thấy phạm vi bị nhiễm phóng xạ có thể rất rộng. Trước đó một ngày, Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp cảnh báo, gió tự nhiên có thể sẽ thổi chất bẩn phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản ra khắp Thái Bình Dương.

Đã có người nào bị nhiễm phóng xạ trong tai nạn hiện nay chưa?

Theo thống kê, đến 15/3 đã có trên 200.000 người 20km xung quanh nhà máy Daiichi đã phải di tản. Xét nghiệm cho thấy có ít nhất 60 người bị nhiễm phóng xạ, 100 người khác bị nghi nhiễm phóng xạ

Phóng xạ hạt nhân nguy hiểm như thế nào?

Phóng xạ hạt nhân iot có thể gây ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, người ta có thể dùng viên Kali Iot để giúp ngăn chặn ung thư tuyến giáp.

A.K (Tổng hợp)

Đọc thêm

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quyết tâm tuyên truyền nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Phiên bản di động