Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italia

Phu nhân Chủ tịch nước, bà Phan Thị Thanh Tâm đã tham quan, nghe giới thiệu về lịch sử, kiến trúc và văn hoá đặc trưng của Áo và Italia trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Áo, thăm cấp Nhà nước Italia cùng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van dar Bellen, Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italia và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23-28/7.

Chuyến thăm góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác với Áo và Italia trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, an ninh-quốc phòng, hợp tác phát triển, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa…

Trong sự mến khách và trọng thị đối với Việt Nam, bên cạnh các hoạt động chính thức với những kết quả tốt đẹp, đã diễn ra các hoạt động dành riêng cho Phu nhân Chủ tịch nước.

Tại Áo, Phu nhân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, bà Phan Thị Thanh Tâm đã cùng Phu nhân Tổng thống Áo, bà Doris Schmidauer tham quan và nghe giới thiệu về lịch sử thành phố Vienna và Nhà thờ lớn Stephansdom. Phu nhân Chủ tịch nước cũng đến tham quan Dinh Schönbrunn.

Trong các hoạt động, Phu nhân Chủ tịch nước, bà Phan Thị Thanh Tâm và Phu nhân Tổng thống Áo, bà Doris Schmidauer đã cùng nhau chia sẻ thân tình về những ấn tượng về lịch sử, văn hóa, xã hội của mỗi nước.

Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Tham quan khu phố cổ Vienna, hai phu nhân nghe Cố vấn Văn hóa Phủ Tổng thống Meinhard Rauchensteiner giới thiệu về lịch sử khu phố cổ Vienna. Trước năm 1850, khu phố cổ hiện nay chính là thành phố Vienna. Sau năm 1850, ranh giới thành phố được mở rộng, khu phố cổ trở thành phần trung tâm của Vienna, hay còn được gọi là Quận 1 của Vienna, được bao quanh bởi phố Ringstrasse với chiều dài 5,2 km.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Khu phố cổ được chia làm bốn khu, ứng với bốn cổng ra vào là Stubenviertel (Đông Bắc), Kärntner Viertel (Đông Nam), Widmerviertel (Tây Nam) và Schottenviertel (Tây Bắc). Đây là nơi có mật độ lực lượng người lao động tập trung đông nhất ở Vienna. Trong khu phố cổ Vienna, có nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp như Nhà hát Opera Vienna, Nhà thờ Thánh Stephen, Bảo tàng Albertina và Thư viện quốc gia Áo.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Phu nhân Chủ tịch nước có nhiều câu hỏi tìm hiểu về lịch sử, văn hoá cũng như hoạt động của khu phố cổ Vienna.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Ngay sau đó, hai phu nhân đã tham quan Nhà thờ lớn Stephansdom – Nhà thờ cao nhất Áo, cổ và lâu đời nhất châu Âu, nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch của nước Áo. Nhà thờ thuộc Tổng giáo phận Công giáo La Mã Vienna, được xây dựng vào đầu thế kỷ XII theo kiến trúc Gothic và Roman vô cùng tráng lệ và từ lâu đã trở thành địa điểm và di sản văn hóa nổi tiếng của Vienna.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Trong nhà thờ có 23 quả chuông. Quả chuông lớn nhất có tên là Pummerin, có trọng lượng lên tới hơn 18.000 kg, được đánh giá là lớn nhất của nước Áo và lớn thứ hai ở châu Âu và chỉ được rung lên mỗi năm vài lần vào những ngày lễ đặc biệt như Giáng sinh hoặc lễ mừng năm mới. Mái Nhà thờ được lợp từ hơn 230.000 tấm kính, tạo ra hình ảnh con đại bàng hai đầu của Hoàng gia Habsburg, đồng thời là quốc huy của thành phố Vienna.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Tham quan khu phố cổ Vienna và Nhà thờ lớn Stephansdom, Phu nhân Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng với lịch sử, kiến trúc và văn hoá của người dân Áo, đặc biệt là sự tồn tại song song giữa những toà nhà di sản cổ điển, những cung điện mang tính lịch sử của Vienna với những công viên, nhà hàng quán hiện đại, thời thượng giúp mang lại cho Vienna những đặc trưng riêng.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Bà Doris Schumidauer bày tỏ sự yêu thích và ấn tượng với chiếc áo dài của Phu nhân Chủ tịch nước.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Cũng trong chuyến thăm Áo, Phu nhân Chủ tịch nước đã đến thăm Dinh Schönbrunn-một trong các dinh thự quan trọng nhất về văn hóa ở Áo. Schönbrunn khởi công xây dựng năm 1696, mang đậm kiến trúc Rococo và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Tại Dinh Schönbrunn, Phu nhân Chủ tịch nước nghe giới thiệu lâu đài trọng tâm ở thế kỷ XIX, giai đoạn gắn liền với Hoàng đế Franz Joseph và vợ, Elizabeth của xứ Bavaria, được người dân biết đến với tên gọi là Hoàng hậu Sisi.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Dinh Schönbrunn có tổng cộng 1.441 phòng, tuy nhiên hiện nay chỉ mở cửa cho du khách tham quan 45 phòng. Nơi đây cũng gắn liền với tên tuổi của thần đồng âm nhạc, nhạc sĩ Mozart khi tại Schönbrunn, ông đã sáng sáng âm nhạc khi chỉ mới 6 tuổi.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Ý nghĩa lịch sử, cách bài trí độc đáo và nội thất tráng lệ của Dinh Schönbrunn đã để lại ấn tượng sâu sắc với Phu nhân Chủ tịch nước.

Trong chuyến thăm Italia, bà Phan Thị Thanh Tâm đã được con gái Tổng thống Italia, bà Laura Mattarella thiết kế chương trình riêng đi thăm Cung điện Quirinale-Phủ Tổng thống, giới thiệu về lịch sử, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật nổi bật tại đây, trong đó có những căn phòng và những tác phẩm mà ít người được biết đến.

Italia được biết đến là vùng đất của những huyền thoại, của vẻ đẹp kiến trúc-lịch sử-văn hóa. Đất nước hình chiếc ủng này từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá châu Âu, như Etruscan và La Mã và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục Hưng Italia. Thủ đô Roma của Italia từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây và là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã.

Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Bà Laura Mattarella cho biết, Cung điện Palazzo del Quirinale, một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất Italia với quy mô đồ sộ, kiến trúc độc đáo, đậm nét văn hóa Italia
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Cung điện được khánh thành vào năm 1583, nằm trên ngọn đồi cao nhất trong số 7 ngọn đồi hình thành kinh thành Roma, rộng khoảng 110 nghìn m², có 1.200 phòng riêng biệt với các chức năng khác nhau.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Đây là tòa cung điện lớn thứ 6 trên thế giới, cũng là cung điện chính thức của các triều đại vua Italia kể từ năm 1870. Từ năm 1946 đến nay, Cung điện trở thành Phủ Tổng thống Italia.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Cung điện này nổi tiếng với bộ sưu tập độc đáo các tác phẩm nghệ thuật, do các danh họa bậc thầy của phong cách hậu Baroque sáng tác như: Guido Reni (1575-1642), hay bức bích họa sơn dầu tuyệt mỹ "Blessing Christ" (Chúa Kitô chúc phúc) của họa sĩ kiêm kiến trúc sư Melozzo da Forli (1438-1494)… Nơi đây cũng có những tượng điêu khắc, thảm trang trí, phù điêu, đồ nội thất, đồ gốm sứ, đồng hồ tinh xảo và các loại sách... được trưng bày ở khắp nơi.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Lắng nghe những chia sẻ về lịch sử, kiến trúc của Cung điện mang đậm phong cách kiến trúc thời kỳ Phục Hưng này, ngoài sự ấn tượng đối với lịch sử, kiến trúc và văn hoá, Phu nhân Chủ tịch nước bày tỏ sự tin tưởng, chiều dài lịch sử, nền văn hoá đồ sộ và lâu đời ‘có một không hai' của Italia sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát triển trong tương lai.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Phu nhân Chủ tịch nước cũng có chuyến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Đấu trường La Mã. Đấu trường này được bắt đầu xây dựng khoảng năm 70-80 dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây được xem là đấu trường có quy mô kiến trúc hoành tráng nhất của thời La Mã cổ đại và với sức chứa khoảng 50.000 người.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Đấu trường La Mã được UNESCO công nhận là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới vào năm 2007 và là nơi hút khách du lịch vào bậc nhất của thành Roma. Tìm hiểu về lịch sử Đấu trường La Mã, bà Phan Thị Thanh Tâm được đại diện Ban Quản lý khu di tích giới thiệu về toàn cảnh công trình, tham quan tầng 2, ban công và tầng hầm.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Với cấu trúc hùng vĩ của La Mã cổ đại đã tồn tại hàng thiên niên kỷ, bà Phan Thị Thanh Tâm tin rằng, một công trình kiến trúc tiêu biểu, vượt thời gian, là biểu tượng của đế chế La Mã sẽ luôn được giữ gìn, xứng đáng với danh hiệu "chứng nhân lịch sử”.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Trong chương trình thăm thành phố Firenze, Italia của Chủ tịch nước và Phu nhân, Thị trưởng thành phố Firenze Dario Nardella và Phu nhân giới thiệu về Nhà thờ Duomo-một trong những biểu tượng của thành phố.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy
Nhà thờ Duomo có tên đầy đủ là Santa Maria del Fiore, một quần thể kiến trúc độc đáo theo trường phái Gothic được xây dựng từ năm 1296 theo bản vẽ của kiến trúc sư Arnolfo di Cambio và đến năm 1436 thì chính thức hoàn thiện.
Phu nhân Chủ tịch nước tìm hiểu văn hoá, lịch sử đặc trưng của Áo và Italy

Chủ tịch nước và Phu nhân bày tỏ sự ấn tượng khi thăm thành phố Firenze tươi đẹp - cái nôi của thời kỳ Phục hưng gắn với tên tuổi lẫy lừng của các vĩ nhân, cùng những di sản văn hoá, nghệ thuật nổi tiếng thế giới, hay những công trình mang đặc trưng của thành phố như Nhà thờ Duomo. Những giá trị văn hoá, nghệ thuật mà thành phố Firenze đang lưu giữ mãi là kho tàng tri thức để nhân loại nghiên cứu, học tập, trong đó có nhân dân Việt Nam. Chủ tịch nước chúc nhân dân thành phố Firenze hạnh phúc, chúc thành phố Firenze ngày càng thịnh vượng.

Chủ tịch nước mong muốn bà con tiếp tục trở về nước thăm quê, đầu tư kinh doanh

Chủ tịch nước mong muốn bà con tiếp tục trở về nước thăm quê, đầu tư kinh doanh

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Áo, chiều 23/7, theo giờ địa phương, tại thành phố Vienna, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Việt Nam luôn trân trọng những người bạn Áo

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Việt Nam luôn trân trọng những người bạn Áo

Chiều 23/7 (giờ địa phương), tức đêm 23/7 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp ông Alfred Gerstl, Chủ tịch Hội ...

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước và Phu nhân tại Phủ Tổng thống Áo

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước và Phu nhân tại Phủ Tổng thống Áo

Sáng nay (theo giờ địa phương), ngày 24/7, Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân kết thúc chuyến thăm Áo, lên đường thăm Italy và Tòa thánh Vatican

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân kết thúc chuyến thăm Áo, lên đường thăm Italy và Tòa thánh Vatican

Ngày 25/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã kết thúc chuyến thăm chính thức Áo theo lời mời của Tổng thống ...

Những hình ảnh ấn tượng của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Áo

Những hình ảnh ấn tượng của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân trong chuyến thăm chính thức Áo

Từ ngày 23-25/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã có chuyến thăm chính thức Áo theo lời mời của Tổng thống ...

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động