Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang vắt sữa có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
Có. Tổ chức Y tế thế giới về tiêm chủng (WHO SAGE) khuyến cáo, nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc 'nhóm nguy cơ cao', ví dụ: nhân viên Y tế hoặc nhóm được đề nghị tiêm chủng, thì có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19. Do đó, những người khỏe mạnh hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa có thể được tiêm vaccine.
WHO khuyến khích mẹ mắc Covid-19 tiếp tục cho con bú và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn. (Nguồn: Vinmec) |
Nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ của trẻ. Nghiên cứu về vaccine phòng Covid-19 không bao gồm phụ nữ đang cho con bú, hoặc xem xét ảnh hưởng của vaccine mRNA, vaccine không sao chép đối với họ hoặc đối với trẻ đang bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, việc không có dữ liệu không có nghĩa là vaccine không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú sữa mẹ. Do đó, hướng dẫn của WHO SAGE khuyến cáo, rằng các bà mẹ đã được tiêm chủng tiếp tục cho con bú sau khi chủng ngừa.
Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa nên nhận được lời khuyên gì về vaccine?
Phụ nữ đang cho con bú và đang cân nhắc việc tiêm vaccine phòng Covid-19 phải được tiếp cận với thông tin về tính an toàn và hiệu quả của Vaccine, bao gồm:
Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và các bà mẹ.
Hiệu quả của vaccine ở phụ nữ đang cho con bú được mong đợi là tương tự như hiệu quả ở phụ nữ không cho con bú.
Không có dữ liệu về tính an toàn của vaccine mRNA cũng như các vaccine phòng Covid-19 trên phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, vì vaccine này không phải là vaccine virus sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ hoặc trẻ bú sữa mẹ đã vắt ra.
Đối với vaccine AstraZeneca (AZD1222), vì đây là vaccine không sao chép, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ.
Điều quan trọng là tiếp tục cung cấp các tư vấn và hỗ trợ cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú để xây dựng niềm tin về sự an toàn và đầy đủ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các nguy cơ của việc không cho con bú trong bối cảnh của Covid-19
Mẹ cho con bú sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 có an toàn không?
Có. WHO SAGE làm rõ rằng: "Vì vaccine không phải là vaccine virus sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ" và " AstraZeneca là vaccine không sao chép, do vậy nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ. "Các bà mẹ đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 được khuyến khích tiếp tục cho con bú để bảo vệ con của họ.
Khả năng tiếp tục cho con bú hoặc cung cấp sữa đã vắt ra có thay đổi sau khi người mẹ được tiêm vaccine phòng Covid-19 không? (tức là vaccine có thể/ sẽ làm giảm nguồn sữa không?)
Rất ít có khả năng việc tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của phụ nữ. WHO SAGE KHÔNG khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19. Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc đang vắt sữa nên tiếp tục sau khi tiêm vaccine và có thể tin tưởng, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa của họ. Việc tiêm vaccine không nên là trở ngại cho việc bắt đầu cho con bú hoặc là nguyên nhân khiến quá trình này bị gián đoạn.
Các nhân viên Y tế đang cho con bú không tiêm vaccine phòng Covid-19 có được ưu tiên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) hoặc được giao nhiệm vụ có nguy cơ phơi nhiễm thấp không?
Chính phủ và người sử dụng lao động được khuyến khích thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 cho nhân viên Y tế đang cho con bú thông qua bảo hộ đầy đủ tại nơi làm việc. Điều quan trọng là người sử dụng lao động và chính phủ ưu tiên cung cấp Thiết bị Bảo vệ Cá nhân (PPE) và giao những công việc có rủi ro thấp hơn cho nhân viên Y tế đang cho con bú.
Dựa trên các Tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế, làm thế nào người sử dụng lao động có thể đảm bảo rằng, người lao động đang cho con bú hoặc vắt sữa nhưng chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn duy trì công việc của họ và được bảo vệ khỏi mọi hậu quả không đáng có?
Chính phủ và người sử dụng lao động phải tôn trọng quyền cho con bú của phụ nữ. Nhân viên hiện đang cho con bú không nên bị buộc thôi việc nếu không được tiêm vaccine phòng Covid-19. Họ cần được hỗ trợ để tiếp tục làm việc và khuyến khích họ tiếp tục cho con bú sữa mẹ cho dù họ có được tiêm vaccine hay không.
Có nên tiến hành nghiên cứu về tiêm chủng đối với phụ nữ đang cho con bú không?
WHO SAGE thừa nhận việc thiếu dữ liệu để khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ đang cho con bú. Với tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các nhà nghiên cứu được khuyến khích ưu tiên việc nghiên cứu về vaccine cho phụ nữ đang cho con bú và cung cấp dữ liệu về sự an toàn của các loại vaccine này cho các bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh của họ.
Những giải đáp trên do Nhóm nòng cốt Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong tình trạng khẩn cấp- IFE, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Nhóm công tác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh Covid-19 và Nhóm tư vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới về Tiêm chủng (WHO SAGE) cùng xây dựng. |
| Dịch covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh: Người bị trì hoãn tiêm vaccine Covid-19, làm sao để tiêm lại? Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày, đội tiêm hướng dẫn cho người dân có thể trở lại điểm tiêm để đánh giá, ... |
| Ngày mai, vaccine Covivac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 Ngày 10/8, vaccine ngừa Covid-19 Covivac sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên 375 tình nguyện viên ở Thái Bình. |
| Chuyên gia Anh: Chủng Delta rất có thể trở thành điểm cuối của virus SARS-CoV-2 Covid-19 sẽ sớm biến thành nguyên nhân gây ra cảm sốt thông thường giống như các virus corona khác, đó là nhận định của Gs. ... |