Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?

Chu Văn
'Phụ nữ mang thai có dễ mắc Covid-19, có lây nhiễm cho đứa con ở trong bụng không? Trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh phải đối mặt với nguy cơ gì? Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Covid-19?..., là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao, mắc bệnh ở mức nặng hơn hoặc nguy cơ tử vong cao khi nhiễm Covid-19 so với các đối tượng còn lại không?

Theo Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hiện chưa có thông tin từ các báo cáo khoa học nào được công bố về mức độ dễ mắc của phụ nữ mang thai với Covid-19. Phụ nữ mang thai trải qua những thay đổi về miễn dịch và sinh lý có thể khiến họ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp do virus, trong đó có thể bao gồm cả Covid-19.

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?
Chưa có tài liệu nào chứng minh phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19. (Nguồn: Viện Công nghệ DNA)

Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc nặng hơn, để lại di chứng hoặc tử vong cao hơn so với các đối tượng còn lại như đã được thống kê trong các đợt dịch gây ra bởi các loại virus corona khác, bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác, ví dụ như cúm, trong khi mang thai.

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình huống xấu cho cả mẹ và con không?

Chưa có thông tin về những hậu quả nặng nề trong thai kỳ ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Covid-19. Trường hợp mất thai bao gồm sẩy thai và thai chết lưu, đã được thống kê trong các trường hợp nhiễm loại virus corona khác có liên quan như SARS-CoV và MERS-CoV. Sốt cao trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không nếu họ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19?

Nhân viên chăm sóc sức khỏe là phụ nữ mang thai nói chung nên tuân theo các hướng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát bệnh truyền nhiễm đối với các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm hoặc đã được xác định là nhiễm Covid-19.

Tuân thủ các thực hành kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đã được khuyến nghị là một phần quan trọng trong việc bảo vệ tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang trong quá trình mang thai.

Thông tin về Covid-19 trong thai kỳ rất hạn chế. Các cơ sở y tế nên cân nhắc việc hạn chế tiếp xúc của nhân viên y tế là phụ nữ mang thai đối với các trường hợp đã xác định nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Đặc biệt là trong trường hợp các thủ thuật mà có nguy cơ cao (ví dụ như khí dung) nếu cơ sở đó có thể sắp xếp được nhân lực khác của bệnh viện thay thế.

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có thể truyền virus cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh (tức là có lây truyền dọc) không?

Sự lây truyền Covid-19 được cho là do tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn đường hô hấp. Việc một phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có thể truyền virus gây bệnh Covid-19 cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bằng các đường lây truyền dọc khác (trước, trong hoặc sau khi sinh) vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Tuy nhiên, trong một số ít nghiên cứu trên một số ít trường hợp hiện nay thì không có trường hợp nào bé được sinh ra do bà mẹ nhiễm Covid-19 cho kết quả dương tính với chủng virus này.

Virus SARS-CoV-2 cũng không được phát hiện trong các mẫu nước ối hoặc sữa mẹ. Trên các nguồn thông tin đã được ghi nhận về sự lây truyền dọc ở các loại virus corona khác (như MERS-CoV và SARS-CoV) trong quá trình sinh nở cũng không được báo cáo.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị Covid-19 đối mặt với nguy cơ gì?

Dựa trên các báo cáo trường hợp hạn chế được ghi nhận, những hậu quả bất lợi về sức khỏe ở trẻ sơ sinh (ví dụ: sinh non) đã được báo cáo ở những trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với Covid-19 trong khi mang thai.

Tuy nhiên, những kết quả này không làm rõ việc có lây nhiễm từ mẹ hay không. Ở thời điểm này thì các bằng chứng về sự bất lợi ở trẻ sơ sinh chưa được biết đến.

Với các dữ liệu hạn chế có liên quan đến Covid-19 trong thai kỳ, kiến ​​thức về các hậu quả xấu từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể cung cấp một số khuyến nghị hữu ích. Chẳng hạn, bệnh cúm có thể khiến trẻ sơ sinh bị thấp cân khi sinh và sinh non.

Ngoài ra, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm cùng với triệu chứng sốt cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Trẻ đẻ ra bị sinh non hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai ở các bà mẹ nhiễm SARS-CoV và MERS-CoV.

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?
Phụ nữ có thai đang là đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ở Việt Nam.
Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Covid-19?

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, vaccine phòng Covid-19 là vaccine được cấp phép trong điều kiện khẩn cấp và dữ liệu lâm sàng về nghiên cứu trên phụ nữ có thai chưa thật đầy đủ về những vấn đề liên quan đến phản ứng, hay ảnh hưởng đến thai nhi... Do đó, hiện tại đây là đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Tuy nhiên, cũng theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, tại nhiều nước có dịch Covid-19 bùng phát và lây lan cấp độ rộng, mức độ rủi ro với người dân nói chung, trong đó có phụ nữ mang thai rất cao. Do đó, có nhu cầu tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai.

Một điểm nữa liên quan đến vấn đề này được PGS.TS. Trần Đắc Phu đề cập là nếu phụ nữ mang thai mà thường xuyên phải đi vào vùng dịch hay vùng có nguy cơ lây nhiễm, nếu cần thiết vẫn có thể tiêm. Tuy nhiên, khi nào có đầy đủ dữ liệu hơn thì có thể tiêm rộng rãi cho các phụ nữ mang thai.

Liên quan đến tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng sản phẩm này khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng; không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn đang lan rộng trên khắp châu Âu khiến mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 70% người trưởng ...

Covid-19 ở Hà Nội trưa 4/8: 24 ca mắc mới, gồm 16 ca cộng đồng; thận trọng khi ho sốt

Covid-19 ở Hà Nội trưa 4/8: 24 ca mắc mới, gồm 16 ca cộng đồng; thận trọng khi ho sốt

Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện ...

CDC Mỹ giải đáp 6 câu hỏi về lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em

CDC Mỹ giải đáp 6 câu hỏi về lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề lây nhiễm ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động