Nhỏ Bình thường Lớn

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?

'Phụ nữ mang thai có dễ mắc Covid-19, có lây nhiễm cho đứa con ở trong bụng không? Trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc bệnh phải đối mặt với nguy cơ gì? Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Covid-19?..., là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao, mắc bệnh ở mức nặng hơn hoặc nguy cơ tử vong cao khi nhiễm Covid-19 so với các đối tượng còn lại không?

Theo Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hiện chưa có thông tin từ các báo cáo khoa học nào được công bố về mức độ dễ mắc của phụ nữ mang thai với Covid-19. Phụ nữ mang thai trải qua những thay đổi về miễn dịch và sinh lý có thể khiến họ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp do virus, trong đó có thể bao gồm cả Covid-19.

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?
Chưa có tài liệu nào chứng minh phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19. (Nguồn: Viện Công nghệ DNA)

Phụ nữ mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc nặng hơn, để lại di chứng hoặc tử vong cao hơn so với các đối tượng còn lại như đã được thống kê trong các đợt dịch gây ra bởi các loại virus corona khác, bao gồm hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác, ví dụ như cúm, trong khi mang thai.

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình huống xấu cho cả mẹ và con không?

Chưa có thông tin về những hậu quả nặng nề trong thai kỳ ở phụ nữ mang thai khi bị nhiễm Covid-19. Trường hợp mất thai bao gồm sẩy thai và thai chết lưu, đã được thống kê trong các trường hợp nhiễm loại virus corona khác có liên quan như SARS-CoV và MERS-CoV. Sốt cao trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không nếu họ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19?

Nhân viên chăm sóc sức khỏe là phụ nữ mang thai nói chung nên tuân theo các hướng dẫn đánh giá rủi ro và kiểm soát bệnh truyền nhiễm đối với các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm hoặc đã được xác định là nhiễm Covid-19.

Tuân thủ các thực hành kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm đã được khuyến nghị là một phần quan trọng trong việc bảo vệ tất cả các nhân viên chăm sóc sức khỏe đang trong quá trình mang thai.

Thông tin về Covid-19 trong thai kỳ rất hạn chế. Các cơ sở y tế nên cân nhắc việc hạn chế tiếp xúc của nhân viên y tế là phụ nữ mang thai đối với các trường hợp đã xác định nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Đặc biệt là trong trường hợp các thủ thuật mà có nguy cơ cao (ví dụ như khí dung) nếu cơ sở đó có thể sắp xếp được nhân lực khác của bệnh viện thay thế.

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có thể truyền virus cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh (tức là có lây truyền dọc) không?

Sự lây truyền Covid-19 được cho là do tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn đường hô hấp. Việc một phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có thể truyền virus gây bệnh Covid-19 cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bằng các đường lây truyền dọc khác (trước, trong hoặc sau khi sinh) vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Tuy nhiên, trong một số ít nghiên cứu trên một số ít trường hợp hiện nay thì không có trường hợp nào bé được sinh ra do bà mẹ nhiễm Covid-19 cho kết quả dương tính với chủng virus này.

Virus SARS-CoV-2 cũng không được phát hiện trong các mẫu nước ối hoặc sữa mẹ. Trên các nguồn thông tin đã được ghi nhận về sự lây truyền dọc ở các loại virus corona khác (như MERS-CoV và SARS-CoV) trong quá trình sinh nở cũng không được báo cáo.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị Covid-19 đối mặt với nguy cơ gì?

Dựa trên các báo cáo trường hợp hạn chế được ghi nhận, những hậu quả bất lợi về sức khỏe ở trẻ sơ sinh (ví dụ: sinh non) đã được báo cáo ở những trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với Covid-19 trong khi mang thai.

Tuy nhiên, những kết quả này không làm rõ việc có lây nhiễm từ mẹ hay không. Ở thời điểm này thì các bằng chứng về sự bất lợi ở trẻ sơ sinh chưa được biết đến.

Với các dữ liệu hạn chế có liên quan đến Covid-19 trong thai kỳ, kiến ​​thức về các hậu quả xấu từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể cung cấp một số khuyến nghị hữu ích. Chẳng hạn, bệnh cúm có thể khiến trẻ sơ sinh bị thấp cân khi sinh và sinh non.

Ngoài ra, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm cùng với triệu chứng sốt cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Trẻ đẻ ra bị sinh non hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai ở các bà mẹ nhiễm SARS-CoV và MERS-CoV.

Phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc Covid-19? Đối tượng này có nên tiêm vaccine?
Phụ nữ có thai đang là đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ở Việt Nam.
Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Covid-19?

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, vaccine phòng Covid-19 là vaccine được cấp phép trong điều kiện khẩn cấp và dữ liệu lâm sàng về nghiên cứu trên phụ nữ có thai chưa thật đầy đủ về những vấn đề liên quan đến phản ứng, hay ảnh hưởng đến thai nhi... Do đó, hiện tại đây là đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Tuy nhiên, cũng theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, tại nhiều nước có dịch Covid-19 bùng phát và lây lan cấp độ rộng, mức độ rủi ro với người dân nói chung, trong đó có phụ nữ mang thai rất cao. Do đó, có nhu cầu tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai.

Một điểm nữa liên quan đến vấn đề này được PGS.TS. Trần Đắc Phu đề cập là nếu phụ nữ mang thai mà thường xuyên phải đi vào vùng dịch hay vùng có nguy cơ lây nhiễm, nếu cần thiết vẫn có thể tiêm. Tuy nhiên, khi nào có đầy đủ dữ liệu hơn thì có thể tiêm rộng rãi cho các phụ nữ mang thai.

Liên quan đến tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng sản phẩm này khi lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng; không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng Covid-19.

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn đang lan rộng trên khắp châu Âu khiến mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 70% người trưởng ...

Covid-19 ở Hà Nội trưa 4/8: 24 ca mắc mới, gồm 16 ca cộng đồng; thận trọng khi ho sốt

Covid-19 ở Hà Nội trưa 4/8: 24 ca mắc mới, gồm 16 ca cộng đồng; thận trọng khi ho sốt

Trưa 24/8, Hà Nội công bố thêm 24 ca Covid-19 mới, trong đó có 4 trường hợp không có yếu tố dịch tễ, phát hiện ...

CDC Mỹ giải đáp 6 câu hỏi về lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em

CDC Mỹ giải đáp 6 câu hỏi về lây nhiễm Covid-19 ở trẻ em

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề lây nhiễm ...

(tổng hợp)