Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe

Xuân Sơn
Trong bối cảnh UAE chuẩn bị tổ chức COP 28 khai mạc vào cuối tháng 11, trao quyền cho phụ nữ tại khu vực MENA đang trở thành chủ đề thu hút dư luận quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe
Phụ nữ tại khu vực MENA đối diện nhiều sức ép từ chuẩn mực xã hội và hệ thống pháp luật, do đó chính phủ cần nghiêm túc lắng nghe và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của họ. (Nguồn: MZEMO)

Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chuẩn bị tổ chức chương trình nghị sự COP 28 từ ngày 30/11-12/12, đây sẽ là Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Do đó, COP 28 sẽ là tiền đề để khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) giải quyết những thách thức hiện có, đặc biệt là vấn đề trao quyền cho phụ nữ, giúp bổ sung tính toàn diện cho chính sách và thúc đẩy lợi ích toàn thể công dân.

Vậy hiện phụ nữ tại khu vực MENA đang đối diện với thách thức gì và giải pháp nào có thể đẩy lùi được tình trạng đó?

Khó khăn bủa vây

Hiện khu vực MENA đối diện với các rào cản lớn trong nông nghiệp, an ninh lương thực và nguồn nước. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, khủng hoảng lương thực tác động nghiêm trọng lên phụ nữ hơn nam giới, vì phụ nữ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và quản lý tài nguyên nước, vốn là yếu tố then chốt với sản xuất nông nghiệp.

Sở dĩ phụ nữ chịu nhiều hệ lụy từ khủng hoảng lương thực là bởi tình trạng bất bình đẳng giới tại khu vực MENA. Theo Liên hợp quốc, định kiến xã hội đã bó buộc cơ hội phát triển của người phụ nữ và khiến họ chấp nhận địa vị xã hội thấp hơn nam giới.

Tin liên quan
ASIAD 2023 và dấu ấn ngoại giao thể thao Trung Quốc ASIAD 2023 và dấu ấn ngoại giao thể thao Trung Quốc

Các chuẩn mực truyền thống về giới không chỉ cản trở phụ nữ tiếp cận các nguồn tài nguyên, bao gồm đất đai, nước và tín dụng, mà còn ngăn họ tham gia đóng góp cho an ninh lương thực. Chính nguy cơ này đang đặt ra những rào cản đáng kể cho sự phát triển bền vững của khu vực.

Về đất đai, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế ở vùng khô hạn (ICARDA), phụ nữ chỉ sở hữu khoảng 5% đất nông nghiệp ở khu vực MENA và họ có ít cơ hội tham gia vào các quyết định, chính sách liên quan đến quản lý đất đai. Điều này có thể hạn chế năng suất nông nghiệp và thu nhập của phụ nữ, góp phần gây mất an ninh lương thực.

Về tín dụng, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), phụ nữ vùng MENA buộc phải chấp hành hệ thống luật pháp mang tính phân biệt đối xử và qua đó ngăn họ tiếp cận dịch vụ tài chính. Vì vậy, phụ nữ khó đảm bảo đủ tiền để cải thiện năng suất, nâng cấp cơ sở trang trại và dần khiến nền tảng tài chính của họ suy yếu, góp phần vào nguy cơ mất an ninh lương thực.

Về nước, khu vực MENA được xếp vào hạng những nơi khan hiếm nước nhất thế giới. Phụ nữ tại đây thường có trách nhiệm quản lý nước, mặc dù công việc này tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Vì vậy, WB nhận định rằng, trong bối cảnh phụ nữ và trẻ em ở khu vực MENA dành tới 6 tiếng mỗi ngày để lấy nước, họ không còn thời gian để tham gia vào hoạt động giáo dục, việc làm để nâng cao chất lượng đời sống.

Tầm nhìn phía trước

Phụ nữ tại khu vực MENA: Tiếng nói cần được lắng nghe
Đất đai, nước và tín dụng là 3 trong số những rào cản lớn ngăn phụ nữ đạt được bình đẳng tài chính tại khu vực MENA. Ảnh: Các đại biểu thảo luận về vai trò và quyền lợi của phụ nữ tại diễn đàn IndustriALL MENA ở thủ đô Beirut, Lebanon năm 2019. (Nguồn: Industriall-union.org)

Sở dĩ phụ nữ phải hứng chịu nhiều khó khăn như vậy là bởi chính quyền chưa quan tâm đầy đủ tới cuộc sống bấp bênh của người dân. Do đó, việc chính phủ trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ là xu thế tất yếu, nhằm đưa họ vào quá trình hoạch định chính sách và giải quyết những vấn đề vốn khiến họ trăn trở.

Trong đó, chính quyền cần đảm bảo phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các nguồn tài nguyên, cơ hội phát triển trong giáo dục, công việc. Đây là nền móng vững chắc để các quốc gia khu vực MENA tiến tới phát triển bền vững nguồn lương thực.

Bên cạnh giáo dục và công việc, bình đẳng giới là một mục tiêu cần được nhà nước lưu tâm và triển khai. Nghiên cứu của UN Women cho thấy, chương trình bình đẳng giới có thể thúc đẩy phụ nữ tham gia hoạch định chính sách trong các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, an ninh lương thực và nước.

Bộ trưởng về biến đổi khí hậu và môi trường của UAE Mariam bint Mohammed Almheiri từng phát biểu rằng, phụ nữ có quyền trở thành người đóng góp tích cực cho nông nghiệp. Vì họ chịu tác động bởi các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng lương thực, nên việc trao quyền cho phụ nữ là một nghĩa vụ đạo đức, đặc biệt là ở khu vực MENA.

Như vậy, những thách thức mà khu vực MENA phải đối mặt trong nông nghiệp, an ninh lương thực và nguồn nước đã tác động nghiêm trọng tới phụ nữ. Bên cạnh đó, vấn đề bất bình đẳng giới và định kiến xã hội tiếp tục hạn chế phụ nữ tiếp cận đầy đủ nguồn tài nguyên và cơ hội phát triển.

Song những rào cản đó hoàn toàn có thể được đẩy lùi, thông qua việc đưa phụ nữ vào quá trình hoạch định chính sách và tạo điều kiện để họ tiếp cận giáo dục, công việc. Hơn nữa, các chương trình bình đẳng giới sẽ củng cố tiếng nói của phụ nữ trong xã hội và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững của khu vực MENA.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông: Chuyến đi nhiều mục đích và kỳ vọng đột phá trong vai trò cầu nối của Washington

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông: Chuyến đi nhiều mục đích và kỳ vọng đột phá trong vai trò cầu nối của Washington

Là địa bàn hội tụ lợi ích quan trọng của Washington, Trung Đông chuẩn bị có lần thứ 4 đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony ...

Thăm Trung Quốc, nghị sĩ Mỹ nói Washington mong muốn cách tiếp cận ‘có đi có lại’ cho doanh nghiệp

Thăm Trung Quốc, nghị sĩ Mỹ nói Washington mong muốn cách tiếp cận ‘có đi có lại’ cho doanh nghiệp

Ngày 7/10, trong chuyến công du tới Trung Quốc, lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã có cuộc gặp với ông Chen ...

Nga sử dụng 'kỳ công đắt giá' để đối phó với phương Tây, Mỹ lên tiếng về hướng đi tiếp theo

Nga sử dụng 'kỳ công đắt giá' để đối phó với phương Tây, Mỹ lên tiếng về hướng đi tiếp theo

Theo Wall Street Journal, ngày 9/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tiết lộ, nước này rất có thể tiến hành các bước bổ ...

Venezuela truy tố cựu Chủ tịch Quốc hội tham nhũng 19 tỷ USD

Venezuela truy tố cựu Chủ tịch Quốc hội tham nhũng 19 tỷ USD

Ngày 9/10, Caracas phản đối việc Mỹ bảo vệ cựu Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó và yêu cầu Washington dẫn độ người này ...

Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại?

Trí tuệ nhân tạo thay thế binh sĩ trong chiến tranh hiện đại?

Đứng trước xu thế hiện đại hóa quốc phòng của thế giới, các nước đang nỗ lực tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào ...

(theo The Atlantic Council)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone lần thứ 63

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone lần thứ 63

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Sierra Leone nhân dịp kỷ niệm lần thứ 63 Quốc khánh Cộng hòa Sierra Leone (27/4/1961-27/4/2024).
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (27/4-7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Ngày 27/4, Nhật Bản chính thức ra mắt quỹ trị giá hơn 1 nghìn tỷ Yen (khoảng 6,43 tỷ USD), nhằm hiện thực hóa tham vọng chinh phục vũ trụ.
Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân phẩm, nhân quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền là tư tưởng nhân sinh quan đạo đức gắn với pháp quyền nhằm bảo đảm quyền 'là người và làm người' của mọi người.
Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi các hoạt động giám sát và thu thập dữ liệu cá nhân đang diễn ra quy mô lớn...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Các báo cáo về quyền con người có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, nhận định thiếu khách quan.
Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Tham gia Khóa họp lần thứ 62 CsocD, Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động