Phục chế đền Baphuon

Việc phục chế ngôi đền cổ Baphuon (trong quần thể Angkor) được ví như “trò chơi ghép hình lớn nhất thế giới”. Mới đây, Pascal Royere - kiến trúc sư người Pháp thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ đã có mặt tại Việt Nam để kể về công việc thú vị và ý nghĩa mà ông cùng các đồng nghiệp đang tích cực hoàn thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hiện trạng Baphuon “đổ nát”

Đền Baphuon được xây dựng dưới triều Vua Udayadiyavarman II (Trị vì 1049-1065), nổi tiếng với tượng Phật nhập niết bàn được chạm khắc trên bức tường đá dài 40m. Ngôi đền được dùng để thờ thần Shiva, thiết kế theo hình kim tự tháp 3 tầng đối xứng với vật liệu chủ yếu là đá ong và đá đỏ.

Cách đây 50 năm, nền móng và các tầng đền đã được phát hiện sau khi các nhà khoa học cho phát quang cây cối, chứng tỏ Baphuon đã bị lãng quên một thời gian khá dài. Đặc biệt, góc Tây Nam của Baphuo chỉ còn chống đỡ bởi một vài phiến đá. Phân tích lý do bị sập, kiến trúc sư Pascal Royere cho rằng, 3 tầng nền Baphuon giống như các hộp xếp chồng lên nhau, bên trong các hộp đều chưa đầy cát. Theo thời gian cát sẽ bị nén lại và các gờ từng tầng nền bị lệch đi, và kết cấu sẽ chịu áp lực kém hơn. Mặt khác, do mưa nhiều, nước thấm vào làm ẩm cát bên trong, nền cũng yếu đi. Vào những năm 1930, người ta phải dùng gỗ để chống đỡ một số bề mặt của đền.

Sự đổ nát của Baphuon đã khiến các nhà khoa học Trường Viễn Đông Bác Cổ đi đến một quyết định mạo hiểm là “cứu” công trình bằng cách “phá hủy” nó. Theo kế hoạch, họ dỡ tách ngôi đền theo từng mảng, đánh số các viên đá để rồi sau đó sẽ ghép lại thành một cấu trúc vững chắc hơn. Ý tưởng đưa ra là xây hệ thống bêtông cốt thép bên trong toàn bộ 3 mặt tháp, lớp ngoài vẫn giữ nguyên kết cấu đá ong và đá đỏ. Công việc được bắt đầu vào năm 1960 nhưng tới 1971 phải dừng lại. Việc phục chế phải bỏ giữa chừng đã vô tình biến Baphuon trở thành đống đá vụn vô nghĩa.

Kỳ tích “ghép hình”

Vào năm 1995, Pascal Royere đến đây và ông đã nhìn thấy 300.000 hòn đá nằm la liệt trên diện tích 10 ha xung quanh khu vực đền Baphuon. Nghe người dân địa phương kể lại các câu chuyện về ngôi đền, ông cùng nhiều nhà khoa học tiếp tục sứ mệnh khôi phục đền. Tuy nhiên, những con số mà các nhà khoa học đánh dấu trên các viên gạch lúc ấy lại trở thành một ẩn số và thách thức rất lớn.

Pascal Royere cho biết, khó khăn lớn nhất là Khmer Đỏ đã hủy hết tài liệu lưu trữ và bản vẽ thiết kế cần thiết. Hơn nữa, vào năm 1992 một phần đền đã bị đổ (vì xây dựng theo tính chất đối xứng nên nếu một phần bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bị công trình). Giáp pháp mà các nhà phục chế đưa ra là lấy hình ảnh phía Tây còn khá nguyên vẹn để liên tưởng và sắp xếp lại các mặt khác. Việc tìm vị trí cho các phiến đá không được phép nhầm lẫn, công việc đe dọa nguy hiểm vì nền đất các tầng khá cao và có thể sập bất kỳ lúc nào.

Để khôi phục lại bức tượng Phật, phần nền cần làm lại chắc chắn hơn, các thanh “giằng” bằng thép cũng được sử dụng để gia cố các phiến đá lại với nhau. Việc phục chế các tầng của Baphuon thực hiện theo nguyên tắc hạn chế thấp nhất vật liệu mới. Tham khảo các ý kiến từ phía UNESCO, nhiều kiến trúc sư..., cuối cùng các nhà khoa học đã thỏa thuận tìm giải pháp hài hòa, tái tạo gần giống hệt vật liệu cũ nhưng vẫn giúp người xem nhận biết được phần phục chế. (Các phiến đá mới được điêu khắc tinh tế theo hình mẫu cổ nhưng vẫn tạo thêm các vết xước nhìn gần sẽ thấy).

Baphuon ra sao khi thành hình?

Hiện nay, đền Baphuon đã được phục hồi gần như hoàn chỉnh. Các nhà khoa học đang cố gắng hoàn thiện tầng 3 với trở ngại là thiếu đá và hình ảnh thực. Hiện tầng trên cùng chỉ tìm thấy dấu tích chu vi, có 4 cửa hướng ra 4 phía. Các phiến đá cũ phần lớn đã được dành để phục chế lại bức tượng Phật và các phần tầng dưới bị sụp. Dù vậy, một hướng khôi phục mới cũng đã kịp tìm ra - đó là mô hình một cái tháp đang xây dựng dở dang với có một cái cửa để “mở”…

Theo dự kiến, đến cuối 2009 và đầu 2010, công trình phục hồi ngôi đền này sẽ hoàn tất và chính thức mở cửa đón du khách tham quan. Pascal Royere tâm sự ông đã học hỏi được rất nhiều từ công trình này: “Điều cần thiết đối với một nhà phục chế là sự nhạy cảm, luôn tưởng tượng ra mình ở vị trí các nhà kiến trúc xưa để có thể lưu giữ lại được những giá trị chân thực nhất”.

THUẬN HẢI

 

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Dành thời gian khám phá 3 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam

Đánh giá này dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm tại 800 thành phố du lịch của 120 quốc gia, trên trang web của Guruwwalk trong thời gian 1 năm.
Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hoa đỗ quyên đua nở trên đỉnh Fansipan 'mời gọi' du khách dịp nghỉ lễ 30/4

Hình ảnh hàng loạt cây đỗ quyên nở rộ, rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) đang nhận được sự chú ý lớn trên mạng xã hội.
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các dịch vụ phụ trợ khác.
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

Sân bay quốc tế Nội Bài của thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm trong danh sách Top 100 sân bay hàng đầu thế giới năm 2024.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ở nước ngoài.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Giỗ Tổ Hùng Vương: Sợ dây văn hoá vô hình kết nối cộng đồng người Việt

Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm, đặc biệt là ở nước ngoài, chính là sợi dây gắn kết các thế hệ người Việt.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Phiên bản di động